Bạn nghe người ta nói muốn giàu phải kinh doanh. Muốn giàu phải có nhiều nguồn thu nhập. Muốn giàu phải bắt tiền làm việc cho mình chứ đừng làm việc cho đồng tiền.
Nghe hợp lý đấy!
Nhưng bắt đầu tư đâu khi bạn chưa hề có ý tưởng nào?
Một lời khuyên chân thành dành cho bạn
Hãy bắt đầu với những cuốn sách nằm trong tủ sách đầu tư tài chính. Bao gồm: sách kiến thức tài chính, sách đầu tư, sách quản lý tài chính cá nhân.
TẠI SAO NÊN ĐỌC SÁCH VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH?
Đây là cách tốt nhất khơi dậy cảm hứng và động lực để bạn thực hiện mục tiêu làm giàu của mình.
Khi được hỏi về chìa khoá của sự thành công. Tỷ phú Warren Buffett đã chỉ vào một chồng sách và nói:
“Đọc 500 trang sách này mỗi ngày sẽ giúp bạn thành công. Nó gần giống việc tích luỹ tiền để tiết kiệm và nhận lãi mỗi ngày. Mọi người đều có thể làm điều đó, nhưng không phải ai cũng thực hiện”.
Khác với việc xem ti vi, những cuốn sách buộc bạn phải sử dụng bộ não của mình. Đọc sách khiến bạn phải suy nghĩ nhiều hơn. Vì thế sẽ thông minh hơn hẳn.
Trong đầu tư kinh doanh, trí tuệ là tiền bạc. Càng thông thái, bạn càng gia tăng kiếm tiền.
Đọc sách đầu tư tài chính sẽ đi vào đúng trọng tâm. Nó cung cấp kiến thức để bạn sử dụng tiền bạc, quản lý tài chính một cách hợp lý hơn.
Bạn có thể học được những bài học thành công và thất bại của những người thành công. Quan trọng là rút ra được bài học cho chính mình.
Sau đây là 6 bài học mà tôi rút ra được từ những quyển sách đầu tư tài chính nổi tiếng. Gồm bộ sách Dạy con làm giàu (Robert Kiyosaki Toru), Giàu từ chứng khoán (John Boik), “Bí mật tư duy triệu phú (T. Harv Eker), Bí mật Tiền tệ (Jackie Thái)./
Bài học 1. Cách suy nghĩ về tiền bạc quyết định tương lai giàu có hay nghèo khó của bạn
Khi tôi đọc hết cuốn sách Cha giàu – Cha nghèo của Robert Kiyosaki Toru. Tôi thật ngưỡng mộ, vì từ nhỏ ông đã có thể học được cách tư duy về tiền bạc qua quan điểm đối lập về tiền bạc của 2 người cha (cha ruột và cha nuôi).
Nguồn thu nhập chính yếu của cha ruột là từ công việc. Sau khi trả thuế và chi trả các hóa đơn đúng hạn, ông tiết kiệm tiền lương để tích lũy .
Người cha nuôi kiếm rất nhiều tiền từ các khoản đầu tư kinh doanh. Ông luôn dành tiền kiếm được để xoay vòng đầu tư và chi trả các hóa đơn sau cùng.
Câu nói cửa miệng của người cha ruột là “Tôi không có khả năng mua món đồ này”. Ông luôn khuyên nhủ tác giả cố gắng học giỏi, lấy cái bằng để có thể kiếm công việc tốt, lương cao.
Trong khi đó người cha giàu tự hỏi mình “Làm sao để tôi có thể mua được món đồ này?”. Ông khuyến khích tác giả học để thông minh hơn về tài chính, biết cách vận hành của tiền bạc, để biết cách bắt tiền bạc làm việc cho mình và để trở nên giàu có.
Hầu hết chúng ta không học được học cách sử dụng tiền bạc từ nhà trường. Chúng ta học cách sử dụng tiền, quản lý tiền bạc từ gia đình. Nhưng cách dạy của mỗi gia đình khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của các bậc phụ huynh.
Vậy chỉ có khi chúng ta hiểu rõ bản chất của tiền bạc và thay đổi cách suy nghĩ về tiền một cách tích cực hơn rằng…
“tiền là công cụ mang đến hạnh phúc cho con người, con người không phải là công cụ để kiếm tiền”
…thì lúc đó chúng ta mới có cơ hội thay đổi vận mệnh của mình.
Bài học 2. Sức mạnh của tri thức mang đến sự thịnh vượng
Cơ hội làm giàu chia đều cho mỗi người, nhưng đa số chúng ta không nhận ra nó đúng lúc. Tri thức là điều quan trọng nhất để bạn luôn sẵn sàng nắm lấy mọi cơ hội.
Tại sao chúng ta phải hiểu biết về tài chính, luật pháp?
Tại sao phải mạo hiểm làm điều gì đó?
Câu trả lời đơn giản là để bạn có nhiều sự lựa chọn hơn.
Tri thức sẽ là thứ giúp bạn kiếm ra nhiều tiền. Những điều bạn không biết sẽ khiến bạn mất đi cơ hội, mất tiền.
Theo tác giả, đầu tư kinh doanh không phải việc mua bán tài sản, mà đó là sự hiểu biết. Công việc nào cũng có những rủi ro, tri thức là công cụ giúp bạn xoay sở, xử lý những rủi ro phát sinh thay vì né tránh chúng.
Chúng ta cần nâng cao kiến thức tài chính. Vì chỉ có hiểu rõ tài sản và tiêu sản, quản lý tài chính cá nhân thế nào thì chúng ta mới làm chủ được tiền của mình.
Bài học 3. Mọi sự thành công đều có cái giá của nó, thất bại không phải là hết, thất bại chỉ là khởi đầu
Trong quyển sách nhập môn dành cho người đầu tư cần phải đọc là Giàu từ chứng khoán. Quyển sách này không nặng về học thuật, nó đơn giản kể về quá trình đến với đầu tư tài chính của 5 huyền thoại đầu tư và cách họ kiếm hàng triệu đô la.
Nội dung sách nói về cuộc đời, kinh nghiệm và phương pháp đầu tư của 5 nhà kinh doanh chứng khoán xuất sắc: Jesse Livermore, Bernard Baruch, Gerald Loeb, Nicolas Darvas và Bill O’Neil.
Họ đều bắt đầu đến với lĩnh vực đầu tư từ công việc làm thuê. Có người làm thuê cho công ty chứng khoán. Có người là kẻ ngoại đạo chưa từng biết gì về lĩnh vực này.
Bài học tôi rút ra từ quyển sách này là “mọi sự thành công đều có cái giá của nó”.
Có thể ví thành công là một phép thử, nó thử thách và tôi luyện chúng ta đến một mức nào đó thì sẽ có kết quả. Một là thất bại, hai là thành công.
Đọc xong quyển sách này tôi học được nhiều thất bại của họ hơn là bí quyết thành công.
Cứ sau mỗi lần thất bại họ lại học hỏi từ chính sai lầm của mình và làm lại từ đầu. Quá trình vượt qua thất bại giúp họ tôi rèn những kỹ năng và phẩm chất đáng quý là biết kiềm chế cảm xúc, không bị ảnh hưởng bởi sự sợ hãi, kiên nhẫn.
Nhờ đó họ xây dựng nên quy tắc, phương pháp riêng cho mình và những người khác cũng có thể áp dụng để thành công và giàu có.
Xem thêm: 7 Dấu Hiệu Bạn Sẽ Trở Nên Thành Công Và Giàu Có
Bài học 4. Nên sớm học quản lý tiền bạc
Trong cuốn “Bí mật tư duy triệu phú”, tác giả T. Harv Eker – triệu phú tự thân – đã chỉ rõ những lựa chọn khác nhau về quan điểm sống giữa người giàu và người nghèo.
Người giàu không hề thông minh hơn người nghèo. Họ chỉ có thói quen tiền bạc khác biệt và thông minh hơn mà thôi. Sự khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại trong tài chính là cách quản lý tài chính. Đơn giản là bạn phải làm chủ được tiền của mình.
Người bình thường làm mãi không giàu là do họ không làm chủ được tiền bạc. Họ nghĩ họ không có đủ tiền để làm chủ.
Người bình thường chỉ biết chăm chỉ làm việc. Cuối tháng họ nhận tiền lương và chi trả cho các hóa đơn, chi phí sinh hoạt. Còn lại bao nhiêu mới nghĩ đến tiết kiệm tiền lương.
Nếu có dư giả tiền bạc người bình thường sẽ nghĩ đến việc lấy số tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng. Mỗi tháng họ cứ đi làm – tiết kiệm – gửi vào ngân hàng để lấy lãi.
Thậm chí có nhiều người thu nhập mỗi tháng được chi ra nhiều đến nổi thâm hụt vào lương tháng sau do họ không biết cách quản lý chi tiêu cá nhân. Thế thì làm sao mà giàu có được?
Chừng nào bạn chưa biết cách tận dụng những gì mình có, bạn sẽ không thể đạt được thêm điều gì cả. Thói quen quản lý tiền bạc còn quan trọng hơn số tiền bạn có.
Hãy học cách tiết kiệm tiền lương, học cách quản lý chi tiêu cá nhân, học cách đặt mục tiêu tài chính. Khi có mục tiêu, có phương pháp, chiến lược đúng đắn thì bạn mới đạt được những gì bạn mong muốn. Dù mục tiêu đó là sự giàu có về tiền bạc, vật chất hay sự tự do tài chính.
Hãy học từ những người thành công, đừng ngại việc tiếp xúc với người thành công hơn mình, đừng đố kỵ mà hãy lắng nghe học.
Bài học 5. Chúng ta giống như con ếch bị luộc chín vì không nhận ra sự thay đổi xung quanh
Bạn có nhớ câu chuyện về chú ếch được thả vào nồi nước lạnh, nước từ từ được đun nóng. Thế nhưng chú hề không nhận ra sự thay đổi nhiệt độ nước, cho đến khi nước quá nóng thì đã quá muộn. Chú ếch bị luộc chín trong nồi nước.
Đây là một câu chuyện kinh điển về sự thay đổi. Mà sau khi đọc xong quyển sách Bí Mật Tiền Tệ của tác giả Jackie Thái, tôi đã rút ra được bài học là chúng ta cũng giống như những con ếch.
Quyển sách bí mật tiền tệ chỉ ra những nguyên do khiến bạn dù chăm chỉ làm việc cũng không giàu. Ngoài việc không biết cách quản lý tài chính cá nhân, mà còn có 1 lý do ít ai để ý đến là sự mất giá của đồng tiền.
Tôi nhận ra… hiện nay giá trị của đồng tiền giảm xuống.
Nguyên nhân là tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam trung bình mỗi năm là 4%. Đó là con số trên danh nghĩa, tỉ lệ lạm phát thực tế cao hơn nhiều. Chắc chắn bạn đã cảm nhận được sự mất giá của tiền nghiêm trọng trong mùa dịch Covid-19.
Lạm phát thực tế tăng cao khiến những người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện. Tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng lên cơn sốt cao hơn.
Người dân nghèo là nạn nhân của lạm phát
Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm chí không mua nổi những hàng hoá tiêu dùng thiết yếu. Trong khi đó, những kẻ giàu có vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn.
Thế nhưng, người dân ở tầng lớp trung lưu, bình dân lại rất ít để ý đến yếu tố lạm phát. Vì lạm phát không tăng nhanh chóng, mà sẽ tăng từ từ. Giống như nước được đun sôi từ từ làm cho chúng ta dần thích ứng mà không nhận ra sự nguy hiểm cận kề.
Nếu ai hiểu và nhạy bén với sự trượt giá của tiền theo thời gian. Thì họ sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ để thăng tiến, tăng lương, tăng thưởng. Phần thu nhập tăng lên sẽ bù đắp cho sự trượt giá tiền bạc, chống lại lạm phát.
Ngoài ra, họ sẽ không giữ tiền mặt hay gửi ngân hàng mà sẽ tìm những cơ đầu tư, kinh doanh.
Xem thêm: Phương pháp đầu tư hiệu quả cao dành cho người ít mạo hiểm
Bài học 6. Muốn chống lại sự mất giá của đồng tiền không nên giữ tiền mà phải nắm giữ tài sản mạnh
Khái niệm tài sản và tiêu sản đã quá quen thuộc. Nhưng khi tôi đọc sách “Bí Mật Tiền Tệ” tôi biết thêm một thuật ngữ mới là “tài sản mạnh”. Tại sao chúng ta nên năm giữ ít nhất một “tài sản mạnh”.
Theo giải thích của tác giả Jackie Thái:
“Tài sản Mạnh” là những tài sản mà nguồn cung hạn chế, khó khai thác, nhu cầu cao, chính vì vậy giá trị của nó ngày càng tăng theo thời gian. Vì có nhiều người cùng cạnh tranh nhau để mua tài sản Mạnh. Như vậy, khi nắm giữ tài sản mạnh, sức mua của bạn sẽ gia tăng theo thời gian.
“Tài sản Yếu” là những tài sản nguồn cung dư thừa, dễ dàng tạo ra thêm với chi phí thấp, chính vì vậy giá trị của chúng không bền vững theo thời gian. Tiền pháp định (fiat money), dù cho là của bất kỳ quốc gia nào USD, EUR, hay VND… đều là tài sản yếu. Vì chính phủ có khả năng in không giới hạn làm cho nguồn cung tiền ngày càng thừa thải.
Chống lại sự mất giá của đồng tiền không chỉ có vài cách như: thăng tiến để tăng thu nhập, tạo thêm nhiều nguồn thu nhập, gửi tiền tiết kiệm để lấy lãi.
Những cách trên giúp tạo ra nhiều tiền bạc một cách an toàn nhưng sẽ mất nhiều thời gian. Thời gian chính là tác nhân thúc đẩy sự mất giá của tiền.
Do đó, không nên nắm giữ tiền. Hãy sử dụng tiền khôn ngoan là đầu tư và nắm giữ tài sản mạnh.
Vậy câu hỏi quan trọng ở đây là…Liệu đâu là loại tài sản mạnh phù hợp nhất để đầu tư tích lũy dành cho những người ít mạo hiểm?
Bạn sẽ tìm thấy được câu trả lời trong cuốn sách sắp ra mắt Bí Mật Tiền Tệ của tác giả Jackie Thái. Đây là cuốn sách trong danh sách những cuốn sách mới ra mắt hay nhất (Best New Release) trên Amazon.