Các nhà giao dịch theo phân tích kỹ thuật thường tính toán và vẽ định lượng toán học dựa vào việc quan sát trên thị trường những yếu tố như là giá cả và khối lượng, để cho họ biết được trạng thái của quá khứ hoặc hiện tại của thị trường. Họ thường dựa vào một số mô hình giá của các chỉ số kỹ thuật để dự đoán hành vi tương lai của thị trường và xác định ra tín hiệu lệnh mua hoặc là lệnh bán.
Để sử dụng hiệu quả các chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch Forex, thì các nhà giao dịch nên giữ số lượng indicator vừa phải để dễ dàng quản lý và đưa ra quyết định vào lệnh
Các phần sau đây sẽ bao gồm một số các chỉ báo kỹ thuật phổ biến mà nhiều nhà giao dịch ngoại hối đã tìm thấy và đạt được sự hiệu quả cực kỳ cao khi áp dụng trong giao dịch thực tế.
Các chỉ báo kĩ thuật phổ biến
Dưới đây là tập hợp các chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất được theo dõi, có thể được sử dụng làm nhóm cơ bản để bắt đầu phân tích hành động giá trên thị trường ngoại hối, bao gồm bên dưới đây:
Đường trung bình (Moving Average)
Nhà giao dịch có thể tính trung bình tỷ giá hối đoái trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, mức trung bình này được xếp cùng vị trí với mức giá hiện tại để nó di chuyển theo thời gian. Điều này giúp cho ta thấy được dữ liệu giá một cách hiệu quả để xác định các xu hướng tốt hơn.
Đường trung bình có ba dạng: đường trung bình đơn giản (SMA), đường trung bình hàm mũ (EMA) hoặc đường trung bình trọng số (WMA). Đây là những Indicator có độ trễ so với giá và vì thế nó có ít khả năng dự báo diễn biến gía tương lai.
Tuy nhiên một số nhà đầu tư sử dụng điểm giao nhau giữa đường trung bình ngắn hạn và đường trung bình dài hạn để tìm tín hiệu vào lệnh, với đường trung bình ngắn hạn vượt qua đường trung bình dài hạn trên là tín hiệu tăng và sự giao nhau bên dưới là tín hiệu giảm.
Sự phân kỳ hội tụ đường trung bình hoặc chỉ báo MACD cũng dựa trên các ý tưởng chung này để góp phần tăng cường đáng kể.
Chỉ báo dao động (Oscillator)
Chỉ báo dao động, thường cho người giao dịch thấy được tín hiệu động năng của giá và tình trạng quá bán hoặc quá mua trên thị trường và khi được đo trên thang điểm từ 0% đến 100%, chúng được gọi là bộ giao động dải (Banded Oscillator).
Sự phân kỳ của nhiều chỉ số dao động tương quan với hành động giá, đóng một vai trò quan trọng khi thị trường đảo chiều.
Sau đây là một số dao động phổ biến nhất:
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
Dao động Stochastics
Stochatics là một ví dụ phổ biến của một chỉ báo động năng. Tiền đề cơ bản của nó là trong một xu hướng tăng, giá có xu hướng đóng cửa ở phần cao hơn trong cây nến ngày để báo hiệu đà tăng. Ngược lại, khi trong một xu hướng giảm, giá đóng cửa có xu hướng đóng cửa ở phần dưới của phạm vi ngày, thể hiện cho thấy đà giảm.
Độ biến động quá khứ
Các nhà giao dịch ngoại hối họ thường tính toán đến độ biến động trong quá khứ trong một khoản thời gian cụ thể ngay sau khi họ lựa chọn các cặp tiền tệ mà họ đã giao dịch. Họ thường làm việc này bằng cách xác định độ chênh lệch hàng năm của biến động giá trong khung thời gian đã chọn.
Khi sử dụng như là một chỉ báo, độ biến động trong quá khứ có liên quan đến độ chênh lệch tỷ giá hối đoái và nó thường được thể hiện trên cơ sở hàng năm theo tỷ lệ phần trăm.
Các nhà giao dịch ngoại hối có thể sử dụng độ biến động trong quá khứ để đánh giá mức độ rủi ro hiện hành trên thị trường đối với các cặp tiền trong giao dịch. Thông tin này rất hữu ích trong việc xác định khối lượng vào lệnh cho mục đích quản lý vốn.
Dải Bollinger
Một chỉ báo kỹ thuật khác rất hữu ích liên quan đến biến động thị trường, đó là dải Bollinger. Nó được hiển thị chồng lên hành động giá trên biểu đồ.
Đường trung tâm của chỉ báo là một đường trung bình động đơn giản, trong khi các đường trên và đường dưới của các chỉ số đại diện cho mức độ chênh lệnh nhất định quanh đường trung tâm.
Các nhà giao dịch ngoại hối thường có xu hướng sử dụng chỉ số này để xác định điểm vào lệnh, khi thị trường vượt quá đường trên hoặc giảm xuống đường dưới thì lúc đó sẽ tạo ra một lợi thế nhất định.
Chỉ báo khối lượng cân bằng On Balance Volume (OBV Indicator)
Nhiều nhà phân tích kỹ thuật xem xét thống kê khối lượng giao dịch hoặc các chỉ số khối lượng cho một số cặp tiền cụ thể nào đó, để xác nhận sự phá ngưỡng trên các mô hình giá, nó còn được dùng để hỗ trợ hoạc phủ nhận các tín hiệu giao dịch trên các chỉ báo kỹ thuật khác.
Chỉ báo OBV dùng để phân tích diễn biến của tỷ giá và sau đó sử dụng khối lượng như một công cụ báo hiệu sự đồng thuận hay bất đồng. Khi đã xác định một điểm vào lệnh chúng ta có thể dùng thêm OBV để phân tích về khả năng đảo chiều có thể xảy ra
Đơn giản hóa mọi thứ
Một trong những chìa khóa để sử dụng các chỉ báo kỹ thuật trên một cách hiệu quả, đó là sử dụng càng it càng tốt mà vẫn có thể giúp xác định được điểm vào lệnh đem lại lợi nhuận cao.
Tóm lại, bạn càng phụ thuộc vào nhiều chỉ báo kỹ thuật để quyết định vào lệnh thì bạn càng dễ rơi vào cái bẫy “tê liệt vì chỉ báo”.
Hãy nhớ rằng, thị trường ngoại hối thường di chuyển một cách rất nhanh chóng, đặc biệt khi các chỉ báo kỹ thuật hoặc các mô hình giá phổ biến xuất hiện. Kết quả là, bất kỳ sự trậm trễ nào trong việc vào lệnh có thể dẫn đến việc hao hụt số vốn của bạn và thậm chí biến những lệnh thắng ban đầu thành những lệnh thua sau đó.