Chuyện về một người bạn tôi vừa mới quen biết trên đường đi làm. Chúng tôi gặp nhau trong một buổi sáng đẹp trời, anh ấy rất cởi mở và vui vẻ đưa tôi đi làm bằng xe hơi vì anh đang là tài xế chạy Grab Car. Đương nhiên chẳng có chuyện tình tứ gì ở đây đâu nhưng cứ lót dép ngồi hóng xem trong câu chuyện này có hình bóng của bạn không nhé.
Anh bạn tôi gặp tên Thành, tôi trò chuyện với anh trên đường đi về cuộc chiến giữa tài xế công nghệ và tài xế truyền thống đang Hót hòn họt hiện nay trên mạng xã hội và gây tốn giấy mực của báo chí. Tôi hỏi anh công việc lái xe này có phải là công việc chính không, anh nói rằng đây chỉ là công việc phụ thôi chứ thật ra anh làm bên ngành tài chính.
“Ồ chắc chung ngành với mình quá!” Thế là tôi có dịp nói chuyện về ngành tài chính với một người xa lạ, anh biết về Forex, về chứng khoán, về lãi suất ngân hàng và các cách thức mua được đồng coin chuẩn bị ICO (đồng tiền điện tử mới ra mắt).
“Hay thật, anh biết nhiều vậy chắc giờ kiếm cả đống tiền rồi ha, mà sao còn chạy xe thêm vậy anh?” – tôi hồ khởi hỏi anh.
“Đống tiền đâu ra em ơi, thể loại tài chính gì anh cũng biết hết do anh chơi qua rồi, mà cũng thua nhiều nên giờ chạy xe nè.” – anh vừa nói vừa cười.
“Anh chơi kiểu gì mà thua vậy? vậy là cứ đánh ở thị trường này thua xong qua thị trường khác thua tiếp hả?” – tôi thắc mắc hỏi.
“Đâu có đâu em, anh biết tới đầu tư tài chính là do bạn ảnh chỉ cho anh chơi Forex ngay thời điểm 6 năm trước là 2012 rất là hot luôn, lúc đầu anh bỏ vô 1 ngàn đô thôi mà 2 ngày sau, anh đánh margin lên thắng tới 1 ngàn 2 luôn. Trời ơi! lúc đó mừng lắm, mấy tháng sau thì có lúc ăn được 20 đô một ngày. Có lúc thua lại 30 – 50 đô thấy cũng không xi nhê gì. Bạn anh mách cho anh là thị trường chuẩn bị tăng nên anh đặt đòn bẩy cao lắm, xong thua lỗ 1700 đô luôn. Tức quá! Anh nạp tiền vô chơi tiếp cuối cùng tính lại thì tới khi anh bị cháy tài khoản thì lợi nhuận anh thu được cũng gần 2 ngàn đô, mà tiền thua lỗ mất đi là 3 ngàn 2 đô” – anh trầm tĩnh kể cho tôi nghe quá trình trade forex của mình.
“Ủa? rồi lý do sao lúc đầu thắng dữ dội mà lúc sau thua thê thảm vậy anh?” – tôi thắc mắc hỏi mà trong đầu tôi thì đã chắc mẩm câu trả lời rồi.
“Chắc do anh tham đó em, lúc đầu thấy lời quá nên đâm ra ỷ y. Với cứ nghĩ mình sẽ thắng tiếp nên cứ dùng margin cao” – giọng nói anh trầm xuống như thể anh đang cay cú lắm.
“Vậy anh bạn anh là người tư vấn cho anh luôn rồi có tư vấn tiếp không?” – tôi hỏi tiếp.
“Tư vấn gì em ơi, tụi anh toàn chỉ nhau chơi, biết đặt lệnh trên phần mềm xong rồi tự trade thôi, lâu lâu thì mấy anh em có tụ tập nhau trao đổi tin tức. Mà thật ra, bây giờ anh nghĩ lúc đó anh trade forex như đang chơi đánh bài á, nhiều người cũng như anh. Nên sau này thị trường forex bị nhiều người hiểu lầm lắm.”
Thật ra trong câu chuyện này tôi cũng không mấy ngạc nhiên về kết quả cho lắm, vốn dĩ đó là sai lầm chung mà nhà đầu tư nghiệp dư nào cũng mắc phải. Họ luôn bị tâm lý và cảm xúc cá nhân chi phối, họ không hề có bất kỳ sự am hiểu sâu sắc về thị trường tài chính hay đầu tư tài chính. Mà chỉ qua bạn bè và người môi giới hướng dẫn trade. Nên cách họ trade cũng bị ảnh hưởng bởi một phần họ không hề có kiến thức và kinh nghiệm phân tích thị trường tài chính, mọi quyết định họ đưa ra đều mang tính chủ quan và thiên về “cá cược” hơn là dự báo xu hướng thị trường.
Còn một đoạn khá xa mới đến nơi tôi làm việc tại Vinhome Central Park. Tôi vẫn thắc mắc rằng tại sao anh chuyển qua đầu tư thị trường khác mà vẫn thua lỗ nên tôi tiếp tục hỏi.
“Anh thôi… không trade forex nữa chuyển qua trade chứng khoán cho an toàn hả anh? Em cũng đầu tư chứng khoán 5 năm rồi đó mà mới chuyển hết tiền qua Forex nà.”
“Ủa vậy hả? Anh đầu tư chứng khoán vì trước anh có bạn làm trong công ty HSC. Nó mở tài khoản cho anh rồi chỉ cho anh mua cổ phiếu, anh thấy chứng khoán nó cũng chẳng an toàn gì em ơi. Chủ yếu là mình bỏ tiền nhàn rỗi vô để mua cổ phiếu lâu dài thì mới có ăn hoặc là chơi lướt sóng như em biết rồi đó. Mà anh vô không đúng thời điểm, anh cũng mấy mã mạnh mạnh mà trong thời điểm tháng 4 2015, tiền anh cứ thế âm âm hoài luôn mấy tháng sau là âm 20%, anh thấy lâu quá thị trường nó chả có quay đầu lên nên anh bán luôn, mua mã khác. Ui giờ kể ra toàn thấy ngu không em ơi.” – Anh kể xong anh cười lên thành tiếng giống như đó là kinh nghiệm vui của mình hay có lẽ anh đang tự cười bản thân.
“À! cũng có năm em mua 3 mã cổ phiếu hồi tháng 3 xong em giữ nguyên một năm luôn mới có lời được 10%, mà em thấy vậy mới là đầu tư, tại mình bỏ tiền nhàn rỗi trong khoản thời gian dài, chứ chơi lướt sóng thì chỉ đầu cơ đón sóng” – tôi phân trần thêm.
“Ghê vậy? em cũng kiên nhẫn ghê…!” – anh tỏ vẻ ngạc nhiên
“Kiên nhẫn gì đâu anh, em sợ mất tiền đó mà. Trong năm đó tài khoản chứng khoán lúc nào cũng trong tình trạng âm 30% – 20% hết, em mà bán là cầm chắc thua lỗ nên em cứ để đó. Nhiều lúc kẹt tiền mà không dám bán, nó cứ nằm đó chết dần dần rồi năm sau nó hồi lại. Em mừng muốn khóc!”
“Bởi… đầu tư nó cũng có nhiều chuyện vui lắm, anh rút kinh nghiệm sau nhiều lần thua lỗ mất tiền. Anh quyết định vào công ty chứng khoán làm được 2 năm, để anh học về thị trường tài chính và kinh nghiệm đầu tư. Giờ anh làm phòng tài chính cho Doanh nghiệp chuẩn bị IPO”
“Cuối cùng anh thấy lý do tại sao anh lại thua lỗ?” – tôi gặng hỏi để xác định xem câu trả lời của anh có giống tôi không.
“Cũng nhiều lý do lắm em, mình đổ lỗi cho thị trường biến động thì không có được. Anh nghĩ lỗi ở bản thân mình không có hiểu biết thì đúng hơn… em cứ thử trade hết mấy thị trường thử đi rồi em biết, thị trường nào cũng có biến động, thắng hay thua là do mình” – anh cẩn thận trả lời sau vài giây suy ngẫm.
Phải rồi…! tôi thích nhất câu cuối của anh “thị trường nào cũng có biến động, thắng hay thua là do mình”. Nhưng rất ít người mới bắt đầu đầu tư biết hiểu được câu này. Họ thường tự mình làm tất cả, tự mình vứt bỏ tiền mình tiết kiệm được để đổi lấy bài học.
Tôi từng tiếp xúc nhiều kiểu nhà đầu tư khác nhau trong thị Forex trong khoản thời gian ngắn, tôi luôn nghe được những lời khuyên và kinh nghiệm “xương máu” mang tính hai chiều như sau:
Người tiêu cực
“Không nên tham gia vào kẻo mất tiền, thị trường tài chính chỉ có mấy ông lớn lắm tiền mới chịu nổi, thị trường bị mấy ổng khống chế rồi, mà rủi ro kinh lắm… ngày xưa anh thắng nhiều lắm mà thị trường rơi một phát anh thua sạch luôn…”.
Người tích cực
“Cứ chơi đi rồi sẽ thấy thị trường tài chính hay ho lắm, mà trước hết thì nên học cái đã. Chứ thị trường tài chính nó là vĩ mô, kiến thức quản trị tài chính em học ở trường đại học chả giúp được gì đâu, mà cái cần là sự hiểu biết từ trong thực tế kia”.
Tôi cũng giống anh Thành, 5 năm kinh nghiệm đầu tư chứng khoán từ hồi tôi còn là sinh viên, 1 năm kinh nghiệm giao dịch Forex và đầu cơ tiền điện tử. Đến giờ tôi đã “trả phí ngu” khi đầu tư khoản 2000 đô, có lẻ với nhiều người khác đây là số tiền lớn nhưng với một nhóm khác đây chỉ mới là số tiền nhỏ và họ cá rằng tôi sẽ mất nhiều tiền ngu hơn. Từ kinh nghiệm thua lỗ của mình và tổng hợp nhiều bài học từ những người khác, tôi liệt kê ra những sai lầm mà nhà đầu tư nghiệp dư mắc phải như sau:
1. Muốn kiếm tiền nhanh chóng và dễ dàng
Có thể nói trên thị trường Forex kiếm tiền nhanh chóng không khó vì bạn đã nghe nhiều người làm giàu nhanh nhờ Forex. Nếu bạn đặt lệnh mua đúng thời điểm thị trường tốt bạn có thể nhân đôi tài khoản của mình, nhưng nó không bền vững. Thị trường Forex là thị trường lớn nhất thế giới, luôn có người mong muốn kiếm được tiền từ đó, nên đây là một cuộc chiến thực sự đòi hỏi bạn phải dùng trí óc thật nhiều để chiến thắng. Nếu bạn lơ là và trở nên nóng vội kiếm nhiều tiền hơn thì ngài thị trường Forex sẽ lấy đi tất cả tiền trong tài khoản của bạn.
Khi đã kiếm được tiền ngay trong những lần giao dịch đầu tiên, chúng ta thường mộng tưởng làm giàu nhanh trên Forex không khó và đặt nhiều kỳ vọng vào những lệnh mua bán tiếp theo.
2. Đầu tư theo kiểu “hiểu biết nửa vời”
Tôi không đề cập đến những người chưa từng học ngành kinh tế, vì hiển nhiên họ là những nhà đầu tư tay ngang. Nhưng với những người từng học kinh tế như tôi cũng “ảo tưởng sức mạnh về bản thân”, khi thấy ta đây cũng có chút kiến thức về phân tích vĩ mô và phân tích ngành. Tôi tự nhận định thị trường như kiểu những người chuyên nghiệp cho lời khuyên. Sự thật là, tôi chỉ nhìn vào biểu đồ giá để xác định xu hướng thị trường, những nhận định này rất chủ quan và tôi thua lỗ. Sau đó, tôi tìm hiểu và “à! chắc mình chưa tính đến mấy chỉ số này”, “mình không xem tin tức này”…
Tôi còn chẳng biết tại sao chính sách tiền lương cũng ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Những thứ tôi nghĩ ra lúc đó là “xu hướng thị trường cũng dễ đoán”. CHẮC CHẮN LÀ KHÔNG PHẢI VẬY !
3. Thiếu khả năng đặt mục tiêu và định hướng khi cần đưa ra quyết định
Hầu hết chúng ta điều đặt kỳ vọng có được lợi nhuận càng nhiều càng tốt, nhưng không hề có mức cụ thể nào. Cặp tiền tôi mua đã tăng giá khi đặt lệnh tôi chỉ đặt thêm một lệnh cắt lỗ tự động chứ không hề đặt thêm chốt lời tự động. Cơn sóng tăng giá lên cao và tôi mong nó sẽ cao hơn nữa rồi sẽ bán, sau đó cơn sóng giảm giá ập đến. Tôi mất cơ hội chốt lời giá cao khi cứ chần chừ ra quyết định chốt lời. Hầu hết những nhà giao dịch mời không biết khi nào nên di chuyển top loss đến điểm huề vốn để bảo vệ tài khoản của mình.
4. Lầm tưởng đánh bạc và đầu tư
Thực sự mà nói rất khó phân biệt rạch ròi đầu tư tài chính và đánh bạc, vì thì bạn quyết định mua một một cặp tiền nào đó đồng nghĩa bạn đang kỳ vọng nó sẽ tăng giá trong một khoản thời gian và không có gì là chắn chắn cả. Đánh bạc cũng vậy, bạn đặt cược số tiền của mình vào 1 ô và chờ đợi kết quả. Do đó, đa số những nhà đầu tư nghiệp dư giao dịch Forex dựa vào may mắn chứ không hề có sự tính toán tỉ mỉ để đưa ra nhận định gần sát với xu hướng thị trường. Những người nghiệp dư thích giao dịch liên tục như những kẻ mê cờ bạc không thể tự mình ngừng lại đến khi thua hết tiền.
5. Quá tự tin và không chấp nhận thua lỗ
Sau vài lần giao dịch có lời, chúng ta thường hay kiêu ngạo vào kheo khoang mình đã kiếm được bao nhiêu tiền. Đến khi thua lỗ, nhiều nhà đầu tư mới hoặc kể cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm đều không chấp nhận thua lỗ. Thay vì cắt lỗ để bảo toàn nguồn vốn của mình, họ đã giữ lệnh, hoặc thậm chí là làm ngược lại với kỳ vọng thì trường sẽ xoay chuyển. Chính sự yếu kém về kỹ năng quản trị rủi ro trong đầu tư đã khiến các nhà đầu tư càng thêm thất bại.
6. Không biết phân tích biểu đồ kỹ thuật và nhận định xu hướng thị trường
Đầu tư tài chính là cuộc chiến của những con số, dễ hiểu khi nhà đầu tư nghiệp dư không biết phân tích biểu đồ và không hiểu ý nghĩa của những đường Indicator (chỉ báo kỹ thuật). Với những người đã biết thì họ vẫn thấy việc này quá phức tạp và họ chỉ tin vào sự phán đoán may rủi của mình và đưa ra quyết định mua bán. Nếu người tư vấn cho họ gửi cho họ những thông tin mới nhất về lãi suất ngân hàng, chính sách thắt chặc tiền tệ mới của ngân hàng nhà nước,… họ cũng chẳng biết chúng sẽ có tác động đến thị trường theo hướng nào.
7. Bị ảnh hướng bởi tâm lý đám đông
Đa số những nhà đầu tư nghiệp dư mua bán dựa trên những lời mách nước, tin đồn, lời khuyên của môi giới hay bạn bè hoặc những quan điểm cá nhân khác mà bạn nghe được từ các chuyên gia tài chính đưa ra dự báo trên thị trường. Họ thấy khối lượng giao dịch bán ra quá mạnh, họ bị tâm lý đám đông tác động . Họ bán ngay lập tức trong khi thị trường vừa đi xuống và sắm ngay cho mình môt khoản lỗ.
8. Lạm dụng đòn bẩy
Trong Forex, rất khó để nhà đầu tư mới nhân đôi tài khoản với số tiền vốn ít ỏi. Nhờ sự hỗ trợ của đòn bẩy tài chính (vay tiền từ sàn) thì khác, nếu thị trường đi theo đúng xu hướng dự đoán, họ có nhiều tiền lời trong tài khoản, ngược lại “bốc cháy” trong tích tắc. Nhiều người đầu tư mới rất thích dùng đòn bẩy đơn giản vì họ đang mắc phải những lỗi trên và nhà đầu tư không phải trả một đồng lãi suất vay tiền nào cả.
9. Đầu tư hết số tiền mình có
Đối với một số người mới, họ chưa biết cách quản lý vốn của mình. Họ thường mua đến số tiền mình đang có trong tài khoản. Họ không chừa lại cho mình nguồn vốn dự phòng để đối phó khi thị trường thay đổi.
10. Thiếu kỹ luật
Một số nhà đầu tư thường thay đổi phương pháp giao dịch khi hệ thống giao dịch thay đổi một cách quá nhanh. Một số nhà đầu tư lại bị cảm xúc chi phối. Điều này sẽ dẫn tới việc thua lỗ, bởi vì họ đang không theo kế hoạch giao địch đã đặt ra, có lúc theo dõi liên tục sự biến động của thị trường có lúc bỏ lơ nó chẳng ngó ngàng, những người này họ còn không bao giờ dùng sổ ghi chép hay một tờ giấy nào ghi lại sự biến động hay nhật ký giao dịch.
Tôi đã nhận ra những yếu kém của bản thân mình và thấy “phí ngu” mình phải trả trên trường đời như thế là xứng đáng.
Những quan niệm sai lầm ở trên phổ biến tới mức ngay cả những người thân quen, bạn bè thông minh nhất của bạn thỉnh thoảng cũng nhắc đến ít nhất một trong số chúng. Những người này thậm chí có thể bảo bạn sai nếu bạn cố gắng chỉnh họ. Suy cho cùng không bài học nào là miễn phí, để rút được bài học và kinh nghiệm chúng ta đều phải trả giá, các giá bạn phải trả tùy thuộc vào bạn có phải là một người thông minh nhạy bén hay không.
Đừng để đến khi cái giá bạn phải trả quá đắt rồi bạn mới đi tìm những khóa học để học hỏi thêm, lúc đó đã quá muộn. Thay vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên chuẩn bị kiến thức cho mình trước với cái giá hợp lý và bạn sẽ nhận lại nhiều hơn.
Để có thêm nhiều kiến thức giao dịch trong lĩnh vực Forex này, các anh chị hãy đăng ký tham gia chương trình BÍ MẬT THỊ TRƯỜNG NGHÌN TỶ nơi bạn sẽ được hỗ trợ một cách chuyên nghiệp theo phương thức cầm tay chỉ việc. Chúng tôi có các bài phân tích thị trường hàng tuần, dự đoán đưa ra các tín hiệu Buy / Sell và luôn là hậu cần hỗ trợ cho các anh chị. Tất các các tín hiệu của chúng tôi mang lại tỷ lệ thắng lên tới 90% trong vòng 5 năm qua.
Hãy đăng ký với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được tín hiệu và kiến thức chính thống trong thị trường Forex:
- Hotline: 0938516366
- Website: bimatthitruongnghinty.com