Có người lại nói: “Quản lý tài chính khiến tôi cảm thấy không tự do”- tự do về tài chính là tự do lớn nhất, hỗ trợ cho tất cả mọi loại tự do khác. Nếu không có tự do về tài chính, liệu bạn có đủ tiền và thời gian để thực hiện ước mơ? Xin hãy tin ở tôi! Việc quản lý tài chính mỗi ngày sẽ cho bạn những cảm giác vô cùng tuyệt vời, là 1 thói quen vô cùng tốt.
Tiết kiệm tiền là bước đầu tiên để xây dựng trong quá trình quản lý tài chính để đạt đến sự giàu có.
Chúng ta đều biết tiết kiệm tiền là quan trọng, nhưng nhiều người trong chúng ta phải vật lộn với tâm trí mỗi ngày để có thực hiện được.
Dưới đây là chín cách để giúp bạn bắt đầu tiết kiệm tiền nhiều hơn ngày hôm nay.
1. Ghi lại thu nhập và chi tiêu của bạn
Bạn có biết chính xác mỗi tháng bạn dư được bao nhiêu tiền?
Có người sẽ trả lời “tiền còn không đủ tiêu thì làm sao có dư”, vấn đề của bạn là bạn chẳng hề biết bạn đã tiêu bao và luôn tự hỏi “tiền của tôi đâu mất rồi?”
Nhiều người biết số trên tiền lương cuối cùng của họ, nhưng lại không biết số tiền mình chi ra bao nhiêu và chi vào đâu. Họ không thể kiểm soát được việc chi tiền mỗi tháng chỉ vì:
- Lười ghi chép lại các chi tiêu trong ngày: khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong ngày sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.
- Không quản lý dòng tiền: điều này sẽ dẫn đến tình trạng cuộc sống bạn khó khăn vì đôi khi phải lựa chọn giữa tiết kiệm và những việc quan trọng tốn nhiều tiền tại một thời điểm nào đó.
- Lúc nào cũng cảm thấy lung túng khi tiền của bạn vơi đi nhanh chóng và bạn rơi vào tình trạng lo lắng. Điều này chẳng nghe chẳng vui vẻ tí nào.
Thế nên, bạn nên thiết lập thói quen ghi lại thu nhập của bạn mỗi tháng và ghi chi tiết các khoản chi ra mỗi ngày. Bạn sẽ dần kiểm soát tiền ra đi không lý do và sẽ có dư ra mỗi tháng.
2. Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Nhà diễn thuyết tài ba Brian Tracy từng nói:
“Mục tiêu cho phép bạn điều khiển hướng đi của thay đổi theo chiều có lợi cho mình.”
Đặt mục tiêu là rất cần thiết ở bất cứ hoạt động hay lĩnh vực nào bạn muốn thành công. Tuy nhiên, bạn cần đặt mục tiêu thật rõ ràng và hợp lý. Tránh các trường hợp đặt mục tiêu xa rời thực tế như sau:
- Đặt mục tiêu quá cao: đầu tháng bạn hừng hực khí thế đặt chỉ tiêu cắt giảm đến 40% chi tiêu hàng tháng của mình, sau đó dần dần bạn sẽ thấy rằng mình không thực hiện được việc đó. Và từ đó trở đi, bạn sẽ không chấp hành nghiêm chỉnh việc tiết kiệm này nữa.
- Đặt mục tiêu không cụ thể: bạn chỉ đặt mục tiêu chung chung là tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Không đề ra mục tiêu cụ thể sẽ làm cho bạn không thực hiện nghiêm chỉnh và làm giảm hiệu quả.
Bạn có thể đặt mục tiêu cụ thể như sau: “tôi cần tiết kiệm số tiền 2 tỷ trong 10 năm nữa để nghỉ hưu sớm”, “tiết kiệm tiền để 3 năm nữa có được số tiền 2 tỷ mua căn hộ VinCity”. Mục tiêu cần rõ cần về con số, thời gian và mục đích sử dụng tiền tiết kiệm.
3. Lập danh sách mua sắm
Lập danh sách các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn mỗi tháng là điều quan trọng để bắt đầu trên con đường để đạt được sự lành mạnh về tài chính. Đối với những khoản chi nhỏ cho các hàng hóa thiết yếu bạn nên lập danh sách riêng. Vì khi không liệt kê thành danh sách, bạn thường sẽ mua sắm không theo kế hoạch và sẽ dễ rơi vào tình trạng “vung tay quá trán”.
Việc mua hàng theo danh sách giúp bạn đảm bảo về chi tiêu và sẽ không mất tiền cho những thứ không cần thiết. Điều quan trọng là phải loại bỏ các khoản chi tiêu cần thiết và cắt giảm chi tiêu phù phiếm để đồng thời tăng tiết kiệm.
4. Áp dụng quy tắc 50/30/20
Quản lí ngân sách không chỉ đơn giản là thanh toán các hóa đơn đúng hạn mà là việc xác định xem số tiền cần phải chi tiêu và phải chi tiêu cho những khoản mục nào. Quy tắc 50/20/30 là một hướng dẫn phân chia tỷ lệ, theo đó bạn có thể có kế hoạch chi tiêu phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình
Để bắt đầu, hãy dành ra không quá một nửa thu nhập của bạn cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Bao gồm chi phí ăn uống, tiền thuê nhà, tiền điện nước, hóa đơn cáp truyền hình và internet, chi phí xăng hoặc chi phí di chuyển khác…. Có vẻ 50% là một tỷ lệ cao nhưng một khi xem xét những danh mục thuộc các chi phí cần thiết bạn mới thấy con số đó có ý nghĩa.
Bước tiếp theo là dành 20% lương để dành cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ các khoản vay mua sắm, vay mua nhà, xe và đầu tư tài chính hoặc quỹ dự phòng. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân.
Danh mục cuối cùng và cũng là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí không thiết yếu. Một số chuyên gia tài chính xem xét đây là danh mục hoàn toàn linh hoạt nhưng trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người cho rằng một số thứ thuộc những thứ “xa xỉ” là một phần không thể thiếu với họ. Cũng giống như danh mục chi phí thiết yếu. 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân. Chi phí thuộc danh mục này càng ít tương lại tài chính càng được đảm bảo khi bạn về hưu.
5. So sánh lãi suất tiền gửi và lãi suất đầu tư sinh lời
Nếu bạn có ý định tìm kênh đầu tư để giúp tiền tiết kiệm của bạn sinh lời. Đầu tiên hãy khoan xem xét đến việc gửi tiền vào ngân hàng. Bạn có nhiều sự lựa chọn hơn vì những lý do sau đây:
- Tiền ngày càng mất giá
- Khủng hoảng tài chính có thể xảy ra bất cứ lúc nào
- Rủi ro mất tiền oan
- Lợi nhuận thấp khiến bạn mất chi phí cơ hội kiếm thêm tiền
- Con đường đi đến mục tiêu tự do về tài chính dài hơn.
Ví dụ: Lãi suất tiền gửi ngân hàng đang là 4.5%/tháng. Bạn gửi tiền tiết kiệm mỗi tháng 5 triệu cho đến 1 năm sau tổng số tiền gửi của bạn là 60 triệu, tiền lãi gửi ngân hàng tối đa là 2,816,123 VND. Nhưng nếu bạn lựa chọn bỏ tiền vào quỹ đầu tư với tỷ suất sinh lời mỗi tháng là 15%. Sau một năm số tiền bạn có được cả vốn lẫn lời là 70,432,526 VND.
Ngoài ra, trong quá trình đầu tư ngoài tiền lời mỗi tháng bạn còn được hưởng lãi suất kép trong quá trình đầu tư. Lãi suất kép làm cho số tiền của bạn nhân lên nhanh hơn. Có sẳn 10 lý do để bạn đầu tư tài chính sớm nhằm gia tăng tiền tiết kiệm của bạn.
Tôi khuyên bạn nên tìm hiểu thêm về khóa học Bí Mật Thị Trường Nghìn tỷ. Khóa học giúp bạn có sự định hướng và đưa ra quyết định lựa chọn kênh có tỷ suất linh lời cao và phù hợp để đầu tư.
6. Tiết kiệm từ những hành động nhỏ nhất
Nói xa nói gần gì thì việc bạn có tiết kiệm theo đúng kế hoạch được hay không, bắt đầu tư việc làm nhỏ nhất. Hãy quan tâm đến những thứ có thể phát sinh chi phí như:
- Tắt bớt đèn hoặc thiết bị điện nếu không sử dụng đến.
- Lựa chọn cửa hàng có chương trình giảm giá với những sản phẩm tương đương nhau.
- Sử dụng thẻ thành viên để được ưu đãi nhiều hơn.
- Nếu di chuyển gần nhà hoặc gần cơ quan, bạn nên đi bộ để tiết kiệm xăng và có thể tranh thủ vận động cơ thể.
- Không nên chi cho việc giải trí nhiều như xem phim ở rạp, thay vào đó bạn có thể thưởng thức bộ phim hay trên các trang phim online.
- Tự nấu ăn để tiết kiệm và vệ sinh hơn đi ăn tiệm ở ngoài.
Còn nhiều những việc nhỏ bạn có thể bắt đầu ngay để tiết kiệm. Quan trọng là bạn nên thực hiện ngay và đừng chờ đến thời điểm nào đó mới thực hiện.
7. Thực hiện kiểm tra 72 giờ
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp dùng mọi cách để thu hút sự chú ý của bạn bằng lượng lớn thông tin quảng cáo và chương trình khuyến mãi khủng. Rất khó làm giữ vững tâm trí trước sự cám dỗ của các chương trình khuyến mãi đang kích thích sự ham muốn sở hữu của bạn.
Một chiến thuật những chuyên gia tài chính hàng đầu khuyên bạn nên làm là thực hiện “kiểm tra 72 giờ”.
Vì theo chuyên gia hành vi cho rằng, mọi người khi lướt trên các trang thương mại điện tử sẽ dễ rơi vào trạng thái hưng phấn với việc mua sắm. Họ bị thôi thúc phải mua hàng bởi sự ham muốn và những từ khóa quảng cáo. Họ không thể biết được món hàng nào cần mua và không cần thiết phải mua. Sau 72h, họ xem lại giỏ hàng để quyết định mua, thật ngạc nhiên, 70% đã quyết định không mua món nào, 30% quyết định mua một trong số những món hàng mà họ đã chọn trước đó.
8. Tự động hóa
Tiết kiệm bằng cách tự động hóa. Để thực hiện điều này không khó, khi bạn đã có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Thu nhập mỗi tháng của bạn sẽ được phân chia và dành ra một khoản để vào tài khoản tiết kiệm, hoặc tài khoản đầu tư, hay tham gia một gói bảo hiểm nhân thọ nào đó. Số tiền của bạn sẽ được tự động tăng lên theo thời gian, một số khoản sẽ giúp bạn có thêm lợi nhuận.
9. Lưu vào đúng nơi
Từ xưa nay, hễ nói đến tiết kiệm là nghĩ đến bỏ tiền vào heo. Dù bỏ tiền vào đâu để tiết kiệm thì cũng có rủi ro xảy ra. Ví dụ bạn tiết kiệm tiền bằng cách bỏ heo hằng ngày, hằng tháng và một ngày đẹp trời bạn bị trộm viếng thăm nhà và mất sạch tiết tiết kiệm. Vậy gửi ngân hàng có an toàn hơn chăng? Gửi ngân hàng cũng có thể an toàn nhưng tiền của bạn sẽ ngủ đông và khi đó nó chẳng chịu làm việc để giúp đỡ cuộc sống của bạn tốt hơn.
Còn nếu bạn gửi tiền vào tài khoản đầu tư, chắc chắn chẳng an toàn gì khi bạn lựa chọn sai thị trường và chẳng có tí kiến thức gì về đầu tư. Chắc bạn từng nghe nói đến có nhiều người thành công nhờ đầu tư tài chính và nhiều người thua lỗ khi đầu tư.
Làm sao lựa chọn đúng nơi để tiền tiết kiệm? Bạn cần xem xét về tình hình tài chính của mình và tìm hiểu kỹ càng nơi bạn để tiền tiết kiệm đảm bảo 2 yếu tố: an toàn, có lợi nhuận.
Như đã nói ở trên “tiết kiệm tiền” chỉ mới là bước đầu tiên của quá trình quản lý tài chính. Điều bạn cần là gia tăng kiến thức tài chính của mình để áp dụng những kiến thức đó vào việc quản lý tài chính nhằm đạt được mục tiêu tự do về tài chính. Cụ thể là tạo ra nhiều nguồn thu nhập thụ động và gia tăng số dư tài khoản của bạn nhiều nhất có thể. Khi đó, việc tiết kiệm mới trở nên có ích.
Click để đăng ký nhận ngay Ebook “Công Thức 4 Bước Kì Diệu”. Bạn sẽ khám phá ra cách thức quản lý tiền bạc bằng những công thức cực đơn giản và bổ sung nhiều kiến thức đầu tư tài chính giúp gia tăng tiền tiết kiệm của bạn. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội nhận được vé mời tham gia Hội Thảo Bí Mật Thị Trường Nghìn Tỷ từng được đưa tin trên các đài truyền hình VTV, HTV,… vé mời được tài trợ hoàn toàn miễn phí.