Sự kiện giao dịch lớn nhất tuần này chính là bản phát hành ‘Bảng Lương Phi Nông Nghiệp của USD’ (US Non-Farm Payrolls) vào lúc 8:30 a.m giờ EST (19:30 giờ Việt Nam). Non-Farm Payrolls báo cáo tình hình việc làm hàng tháng. Bảng lương phi nông nghiệp đo lường số lượng công việc ở tất cả các cơ sở kinh doanh ngoại trừ ngành nông nghiệp. Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ cho sự kiện này.
Non-Farm Payrolls
Điểm quan trọng nhất trong sự kiện này chính là con số thống kê của Non-Farm Payrolls, đo lường số lượng công việc mới được tạo ra trong nền kinh tế, bao gồm những người làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận và cho chính phủ, nhưng không bao gồm nông nghiệp. Điều này giúp hiểu rõ hơn những bước chuyển biến ‘cốt lõi’ trong thị trường việc làm.
Có hai yếu tố quan trọng cần xem xét với Non-Farm: một mặt, gia tăng việc làm có nghĩa là nền kinh tế đang phát triển, những chủ doanh nghiệp kỳ vọng nền kinh tế vẫn sẽ tiếp tục phát triển, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Mặt khác, tăng việc làm có nghĩa là sẽ có nhiều tiền hơn được lưu thông, điều này có thể dẫn đến lạm phát và dấy lên mối quan tâm vì nền kinh tế trở nên ‘quá nóng’. Lạm phát tăng tự nhiên có tác động đến giá trị của đồng đô la, nhưng các chính sách tiền tệ có thể được điều chỉnh để đáp ứng với kỳ vọng của nền kinh tế.
Bên cạnh đấy chúng ta cũng cần xem lại những số liệu trước đó. Đây là lý do tại sao ngay cả khi số lượng việc làm phù hợp với kỳ vọng, thị trường vẫn diễn biến khác với dự đoán của chúng ta, vì những con số kia có tác động ít nhiều đến chúng. Ví dụ như số liệu của tháng trước rất tệ (157K thực tế so với 190K kỳ vọng), nhưng tin xấu vẫn được bù đắp bằng sự tăng lên đáng kể trong phiên trước đó.
Gần đây, nhiều nhà đầu tư hy vọng rằng con số sẽ nằm trong khoảng từ 180 – 200K, nếu số liệu thực nằm trên mức đó thì nền kinh tế đó sẽ được đánh giá tốt, và các nhà đầu tư sẽ nhìn nó với ánh mắt tiêu cực nếu giá nằm dưới mức đó. Dự đoán con số cho tháng 9 là 191K, cao hơn con số dự đoán 157K của tháng trước.
Cho đến gần đây, hãng ADP đã công bố số liệu vào hôm thứ 5, được xem như một chỉ dẫn cho ngày Non-Farm Payrolls. Con số được công bố là 163K (thấp hơn dự đoán là 190K). Tuy nhiên số liệu của ADP có khá nhiều sai sót trong thời gian gần đây, dẫn đến việc không nhiều người tin tưởng và xem xét những bản tin này nữa (ví dụ, tháng trước ADP công bố con số 219K, nhưng số liệu thực của Non-Farm lại bất ngờ đạt được kỳ vọng 157K)
Thu nhập trung bình mỗi giờ (Average Hourly Earnings)
Cũng quan trọng không kém là AHE, đo lường số lượng lao động phi nông nghiệp tư nhân được trả lương, và cũng là một chỉ số cho cả lạm phát và độ căng thẳng của thị trường lao động. Dữ liệu này được chú ý nhiều hơn vì nó được FED theo dõi chặt chẽ vì nó liên quan đến nhiệm vụ của ngân hàng trung ương.
Tất cả đều kỳ vọng rằng mức lương trung bình tăng 2.7% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng đáng kể tiền lương có thể gây ra lạm phát, và điều đó làm đồng đô la yếu hơn – trừ khi lạm phát tiềm ẩn đủ để khiến các nhà giao dịch xem nó như một khả năng khiến FED tăng lãi suất.
Với tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp, dữ liệu này cũng được xem xét thêm bởi vì nó có thể cho thấy chủ doanh nghiệp khó tìm được người làm hơn – đó là dấu hiệu tiềm tàng cho thấy nền kinh tế quá nóng và có thể được xem là tín hiệu tiêu cực cho các nhà hoạch định thị trường. Điều này cũng sẽ làm tăng khả năng can thiệp của FED.
Tỷ lệ thất nghiệp
Mặc dù điều này được thảo luận nhiều trong các buổi nói chuyện và diễn văn của chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp thường không ảnh hưởng lắm đến thị trường như bảng lương và dữ liệu tiền lương. Tuy nhiên, sự thay đổi ở đây cũng có thể di chuyển thị trường – đặc biệt là nếu các chỉ số khác phù hợp với kỳ vọng. Dự đoán là tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống 3.8% (3.9% vào tháng Tám).
Thông thường các thành phần của dữ liệu này được chú ý nhiều hơn, chẳng hạn như tỷ lệ thiếu việc làm cũng như tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Đặc biệt dữ liệu này có thể được xem như là một yếu tố kiểm duyệt cho các dữ liệu khác. Ví dụ, một sự gia tăng đột ngột và bất ngờ trong tỷ lệ thất nghiệp có thể được giải thích bởi sự gia tăng đột ngột tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tức là hiện có nhiều người tìm kiếm việc làm hơn, không phải là người mất việc làm (điều này có thể giải thích tại sao thị trường có thể tiêu cực đối với đồng đô la ban đầu khi các thuật toán giao dịch phân tích kết quả tin tức, nhưng sau đó sẽ phục hồi tương đối nhanh khi thông tin được phân tích kỹ càng).
Những chuyển biến của thị trường
Bởi vì có nhiều dữ liệu xuất hiện cùng một lúc, thị trường thường mất một thời gian để điều chỉnh – và nếu tin tức không đạt đúng kỳ vọng, đồng tiền có thể biến động hỗn loạn trong vài phút khi dữ liệu được phát hành. Thông thường biến động sẽ ngưng sau vài phút và thị trường sẽ đi theo xu hướng, thời gian thị trường ổn định trở lại sẽ tùy thuộc vào độ bất ngờ của thông tin.