Tỷ lệ lạm phát ở một quốc gia có thể có tác động lớn đến giá trị của đồng tiền của đất nước và tỷ giá hối đoái của nó với tiền tệ của các quốc gia khác. Tuy nhiên, lạm phát chỉ là một yếu tố trong số nhiều yếu tố kết hợp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của một quốc gia.
Lạm phát có khả năng gây tác động tiêu cực nhiều hơn tích cực về mặt giá trị của tiền tệ và tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Tỷ lệ lạm phát cực thấp không đảm bảo một tỷ giá hối đoái thuận lợi cho quốc gia, nhưng siêu lạm phát rất có khả năng tác động đến tỷ giá hối đoái giữa quốc gia này với các quốc gia khác một cách tiêu cực.
Lạm phát có liên quan chặt chẽ đến lãi suất, điều này có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Các quốc gia luôn cố gắng cân bằng lãi suất và lạm phát, nhưng mối quan hệ tương quan giữa hai vấn đề này lại phức tạp và thường khó quản lý. Lãi suất thấp thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế, và ảnh hưởng tích cực chung đến giá trị tiền tệ.
Nếu chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên đến mức mà nhu cầu vượt quá nguồn cung, lạm phát có thể xảy ra, tuy nhiên điều này cũng không nhất thiết là một hệ quả xấu. Một nền kinh tế với lãi suất thấp thường không thu hút đầu tư nước ngoài, trái lại lãi suất cao hơn có xu hướng thu hút đầu tư nước ngoài, có khả năng làm tăng nhu cầu đối với tiền tệ của một quốc gia.
Yếu tố quyết định giá trị và tỷ giá hối đoái của đồng tiền một quốc gia là khả năng mong muốn nắm giữ tiền tệ của quốc gia đó. Việc này bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố kinh tế, chẳng hạn như sự bình ổn của chính phủ và nền kinh tế.
Việc xem xét đầu tiên của nhà đầu tư khi nhắc đến vấn đề tiền tệ là sự an toàn của việc nắm giữ tài sản bằng tiền mặt trước khi nhắc đến khả năng lợi nhuận. Nếu một quốc gia có tình hình chính trị hoặc nền kinh tế không ổn định, đồng tiền có khả năng mất giá đột ngột, hoặc có thay đổi về chính sách tiền tệ, nhà đầu tư sẽ có xu hướng né tránh đồng tiền của quốc gia đó và không muốn nắm giữ số lượng lớn trong những khoảng thời gian này.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Ngoài yếu tố cảm giác an toàn dành cho đồng tiền, rất nhiều yếu tố khác cũng có thể tác động đến tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại (phản ánh mức độ nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ), lãi suất và nợ công là tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền.
Các nhà đầu tư theo dõi các chỉ số kinh tế hàng đầu của một quốc gia để xác định tỷ giá hối đoái. Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái có thể biến thiên theo thời gian. Tại một thời điểm, lãi suất của một quốc gia có thể là yếu tố quan trọng trong việc xác định nhu cầu một đồng tiền. Tại một thời điểm khác, lạm phát hoặc tăng trưởng kinh tế có thể mới là yếu tố chính.
Tỷ giá hối đoái mang tính tương đối, đặc biệt là trong thế giới hiện đại của các loại tiền giấy, nơi mà hầu như không có đồng tiền nào thật sự có giá trị (như cái cách mà vàng được mô tả) để có thể được trao đổi. Giá trị duy nhất của một loại tiền tệ là giá trị được cảm nhận so với đồng tiền của các quốc gia khác hoặc sức mua nội địa của nó.
Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự tác động của lạm phát lên tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Ví dụ: một quốc gia A có thể có tỷ lệ lạm phát được các nhà kinh tế liệt vào loại cao, nhưng nếu vẫn thấp hơn quốc gia B, thì giá trị tương đối của đơn vị tiền tệ thuộc quốc gia A có thể cao hơn tiền tệ của quốc gia B.