Có bao giờ bạn cảm thấy chán nản khi sáng thức dậy vội vã đi làm, nhưng khởi đầu một buổi sáng tràn năng lượng và nhiệt huyết của bạn bị ngắt quảng bằng 1 màn kẹt xe kinh điển. Vào nơi làm việc bạn chịu nhiều áp lực từ công việc lặp đi lặp lại, deadline, doanh số, bí ý tưởng sáng tạo… Bạn chán nản và lo sợ khi thấy tin nhắn và email của sếp.
Bạn không muốn tiếp tục chuỗi ngày chán nản như vậy nữa. Bạn có ý tưởng ý tưởng kinh doanh độc lạ nhưng không phù hợp với công ty, bạn có số tiền tiết kiệm, bạn có mối quan hệ, … Ý tưởng khởi nghiệp lóe sáng trong đầu, một viễn cảnh tươi đẹp được làm chủ, được nhận khoản tiền 70% doanh thu từ nhân viên đem về.
Bạn nghĩ việc, lập kế hoạch khởi nghiệp bắt đầu ý tưởng kinh doanh của bạn bằng việc tự tìm hiểu mọi thứ trên mang, lên kế hoạch mọi thứ trong đầu của mình và tìm đồng đội cùng làm.
Mọi thứ lúc bắt đầu rất hào hứng, đồng đội tuy ít nhưng ai cũng tràn đầy năng lượng và gắn bó. Sau 6 tháng vận hành công việc kinh doanh riêng. Bạn mới ngẫm nghĩ và dần chấp nhận sự thật rằng bạn đang thua lỗ. Tiền vốn bạn bỏ ra sắp không thể duy trì nổi việc kinh doanh thêm 2 tháng nữa nếu mọi thứ vẫn không khả quan hơn, đồng đội bắt đầu có những ý kiến trái ngược với bạn. Bạn tìm kiếm trên mạng những bài học kinh doanh, làm cách nào cứu vãn công việc kinh doanh của bạn.
Bạn tìm đến những nhà đầu tư thân thiết (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũ) để kêu gọi vốn hay tìm đến các nhà đầu tư thiên thần (người sẵn sàn đầu tư cho bạn số tiền lớn nếu ý tưởng của bạn có tiềm năng). Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, yếu tố giúp bạn thu hút được nhà đầu tư lại nằm toàn bộ trong việc pitching – trình bày ý tưởng kinh doanh, đương nhiên sẽ có nhiều người không đồng ý và hiểu ý tưởng của bạn.
Nếu bạn có xem chương trình Thương vụ bạc tỷ – Shark tank Việt Nam, bạn sẽ thấy có rất nhiều chủ doanh nghiệp Start Up gọi vốn trong chương trình. Bạn có biết tỷ lệ gọi vốn thành công của các Start up là bao nhiêu phần trăm không?
“Tỷ lệ thành công 25%” là những gì bạn được nghe, nhưng con số thực tế nhỏ hơn nhiều.
Vì để nhận vốn của một Cá Mập chắc chắn họ sẽ xem xét rất kỹ lưỡng tiềm năng phát triển kinh doanh của Start up và họ sẽ đề nghị chia nhỏ số lần đầu tư vốn cho bạn. Tuy nhiên, đó là trường hợp bạn gọi vốn thành công. Nếu không gọi vốn thành công chắc chắn bạn biết chuyện gì sẽ xảy ra. Hết vốn “dẹp tiệm” là bình thường, bị bạn bè người thân ngó lơ, thậm chí bị chỉ trích “đã bảo rồi mà” chắc chắn sẽ làm bạn suy sụp hơn.
Hầu hết sau khi khởi nghiệp hay đầu tư thất bại mọi người mới đi tìm hiểu vấn đề tại sao thất bại. Càng tìm hiểu bạn càng thấy rất nhiều người giống bạn cho rằng chỉ cần có chuyên môn, có ý tưởng kinh doanh hay là họ đã có thể khởi nghiệp. Đó là một sai lầm nghiêm trọng khi họ không biết họ đang thiếu 1 trong 5 yếu tố sau:
Một là năng lực lãnh đạo
Điều đó có nghĩa là quy mô của doanh nghiệp rất nhỏ bé vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nếu bạn có chuyên môn về công nghệ nhưng không có kỹ năng lãnh đạo, không kết nối được mọi người trong công ty để giao việc. Để thành công hơn, rõ ràng bạn cần xây dựng và chuẩn hóa nên cả một hệ thống kinh doanh, bạn phải biết cách để kiểm soát hệ thống đó.
Bạn cũng cần biết cách để thu hút được nhiều người về làm việc với mình, khơi gợi năng lực tiềm tàng ở họ để họ chiến đấu hết mình, phát huy tối đa tiềm năng khi làm việc với bạn. Khi đó bạn sẽ đào tạo và phát triển họ. Khi bạn điều hành tốt, các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ tự biết việc để làm. Và cho dù bạn có tạm nghỉ một thời gian thì doanh nghiệp của bạn vẫn chạy ổn. Đó là năng lực lãnh đạo – điều hành.
Hai là, bạn còn phải có năng lực kinh doanh. Ở đây cụ thể là năng lực làm sao để có được khách hàng.
Doanh nghiệp không chết vì không có sản phẩm tốt nhất thế giới. Doanh nghiệp chết vì không có đủ khách hàng. Bạn cần phải biết cách bán hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, thực thi chiến lược – chiến thuật – kế hoạch hành động của mình. Quản lý tốt tài chính để thực thi các việc trên, để lấy được khách hàng. Trong một doanh nghiệp, người trả lương cho nhân viên không phải là ông chủ, cũng chẳng phải cổ đông, suy cho cùng, đó chính là khách hàng.
Ba là, năng lực về sản phẩm
Ba năng lực này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Năng lực sản phẩm giúp đảm bảo chất lượng, khiến cho việc bán hàng dễ dàng hơn. Năng lực kinh doanh giúp đưa sản phẩm đến nhiều người hơn. Năng lực lãnh đạo giúp phát triển đội ngũ thực thi các nhiệm vụ liên quan đến sản phẩm, kinh doanh, từ đó gia tăng quy mô thành công của doanh nghiệp. Ba yếu tố này chính là “kiềng ba chân” để khởi nghiệp thành công.
Bốn là, năng lực gọi vốn
Để thu hút được nhà đầu tư, việc bạn trình bày ý tưởng kinh doanh của mình càng mạch lạc và hấp dẫn bao nhiêu càng tốt. Để làm được như vậy, bạn cần thiết phải tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: Làm thế nào mà sản phẩm của bạn lại có thể mang đến giải pháp hoàn toàn khác hoặc chí ít cũng tốt hơn từ 5 – 10 lần so với giải pháp hiện tại trên thị trường? Kênh marketing cũng như phân phối của bạn là gì và chúng mang đến lợi thế ra sao? Đội ngũ nhân viên của bạn như thế nào? Kế hoạch tài chính của bạn khi gọi vốn như thế nào? Và, làm thế nào để bạn nén tất cả thông tin trên vào 10 slide trình bày hoặc ít hơn mà vẫn súc tích?
Năm là, khả năng giữ lửa và nhiệt huyết
Con đường trở thành doanh nhân là một con đường cực kỳ, cực kỳ chông gai, nhất là trong giai đoạn khởi nghiệp, khi mà thứ bạn thường phải đối mặt là sự từ chối hơn là sự vui mừng.
Để có thể truyền đồng lực cho cả đội và hướng tất cả tập trung vào mục tiêu của ngày hôm đó trong khi những thứ bạn mong muốn diễn ra lại không diễn tiến theo như ý mình, thực sự là một việc rất khó. Nó đòi hỏi ở người doanh nhân sự can đảm, niềm tin tất thắng và cả độ gan lỳ nữa. Việc tìm ra cách để giữ cho bản thân được bình tĩnh, cách để giúp bạn tập trung và xả stress là một kỹ năng không thể thiếu đối với một người doanh nhân.
Mọi doanh nhân thành đạt và tỉ phú, triệu phú đều là những người rất yêu quý công việc họ làm. Họ đều nhận biết được việc gì họ làm sẽ mang lại lợi nhuận lớn nhất. Họ có mục tiêu cụ thể và biết mình đang hướng tới điều gì. Bởi vậy mỗi ngày họ đều hành động cho mục tiêu và khát khao của mình.
Bạn càng làm việc này thường xuyên hơn, đầu tư vào kiến thức của mình nhiều hơn bạn sẽ biết được những gì nên làm và không nên làm để có thể thành công trong khởi nghiệp. Đặc biệt đầu tư vào kiến thức để trở nên giàu có nhờ quản lý tiền hợp lý bạn sẽ không cảm thấy hối tiếc khi kể với người khác về bài học kinh doanh của mình, lúc đó bài học này đã là một thất bại.
Không nhất thiết bạn phải khởi nghiệp để thành công và khẳng định bản thân. Nếu bạn chưa sẵn sàng để khởi nghiệp và bạn đang tìm kiếm phương pháp để có cuộc sống tốt hơn. Bạn cũng có thể xem 5 bí quyết giúp bạn nghỉ hưu sớm sẽ giúp bạn biết nên làm gì kể từ bây giờ để trở nên giàu có hơn.
Tại Greencap Investment, nơi những chuyên gia giao dịch hàng đầu trong thị trường tài chính, những con người thành công luôn sẵn sàng chia sẻ với bạn những kiến thức trong đầu tư tài chính thực tiễn, những công thức đầu tư thông minh và các chiến lược được các nhà đầu tư thành công áp dụng để kiếm tiền. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với bạn những gì chúng tôi biết cho bạn.
Hãy liên hệ với công ty GreenCap theo số hotline: 0938516366 hoặc đăng ký vào đường link: bimatthitruongnghinty.com và chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn.