09 Sai lầm kinh điển về Khởi Nghiệp của người trẻ Việt
Trong năm gần 3 năm nay, tinh thần khởi nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng cao hơn bao giờ hết, theo đó là sự khuyến khích và hỗ trợ từ phía các ban ngành, chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, cụm từ “khởi nghiệp” đang bị lạm dụng và khiến nhiều người trẻ hiểu sai về khởi nghiệp. Dẫn đến quá trình khởi nghiệp của họ không bền vững và thất bại.
Trước hết nên hiểu Khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp (tiếng Anh là: startup hoặc start-up) là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company). Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Startup theo nghĩa hẹp là những doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ đang bắt đầu hoạt động kinh doanh. Hoặc những doanh nghiệp trong lĩnh vực khác bắt đầu hoạt động kinh doanh theo một mô hình sáng tạo, cách thức kinh doanh khác biệt.
Những lầm tưởng của những người trẻ khi ảo tưởng về Start-up
1. Khởi nghiệp không phải là Lập nghiệp
Như định nghĩa trên, cần phân biệt giữa khởi nghiệp (Start-up) và lập nghiệp (Entrepreneur). Không thể nhầm lẫn khởi nghiệp là lập nghiệp được vì tính chất và đặc điểm của vấn đề là khác nhau.
Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT:
“Một bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là Lập nghiệp (Entrepreneur). Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn. Còn nói đến Startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm”.
Theo ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn phòng Bộ Khoa Học và Công Nghệ:
“Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới”.
Bạn không thể xem một người chủ của một quán café hay một nhà hàng với mô thức kinh doanh cải tiến hơn là người khởi nghiệp được. Mà đây chỉ có thể gọi là lập nghiệp mà thôi.
2. Khởi nghiệp là sáng tạo hay sao chép
Cùng sự phát triển của phòng trào khởi nghiệp, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp – startup đã vượt qua 3000 doanh nghiệp. Theo ông Trần Mạnh Công – Giám đốc Topica Founder Institute, dự án hỗ trợ khởi nghiệp hàng đầu Việt Nam, hiện nay ở Việt Nam chỉ có khoảng 28 startup tạm xem là thành công. Tức là thỏa mãn được một trong các tiêu chí có định giá từ 10 triệu USD hoặc doanh thu từ 2 triệu USD. Hoặc có từ 100 nhân viên hoặc đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt.
Để trả lời cho thắc mắc vì sao chỉ có 28 doanh nghiệp khởi nghiệp được xem là “tạm thành công” thì phải nhìn lại. Sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp khởi nghiệp khác gì nhau? Hay khác gì với các sản phẩm của Startup nước ngoài. Câu trả lời là không khác gì mấy.
Thực trạng sao chép ở các doanh nghiệp đã không phải là chuyện gì mới mẻ hay đáng lên án. Ngay cả các ông lớn trong ngành công nghệ như Apple, Google hay Samsung cũng không hiếm lần sao chép những tính năng mới của nhau và phát triển tính năng nó thành của mình. Láng giềng của Việt Nam, Trung Quốc, được mệnh danh là công xưởng sao chép lớn nhất thế giới.
Không nói đâu xa, trong lĩnh vực đặt xe online, Việt Nam từng biết đến 2 ứng dụng nổi tiếng là Grab và Uber. Hiện nay ngoài hai ứng dụng nổi tiếng kia thì thị trường đang bắt đầu thấy nhiều ứng dụng gọi xe hơn, chỉ khác nhau về tên gọi.
Phải chăng vì hiện tượng copy đã phổ biến khắp thế giới nên giờ đây người ta xem việc copy và biến tấu cái đã có thành cái của mình là bình thường.
Theo Dave McClure, “nhà đầu tư thiên thần” người Mỹ đã “chắp cánh” cho khoảng hơn 500 startup từng nói rằng: “Thực ra bạn có thể bắt chước đến 99% và sáng tạo chỉ 1% thôi cũng đủ để sản phẩm đánh bật các đối thủ khác trên thị trường”. Vậy nên, chuyện bắt chước ý tưởng chưa hẳn đã là chuyện xấu.
Một startup có thể không phát triển một ý tưởng khởi nghiệp hoàn toàn mới. Nhưng nếu họ biết biến ý tưởng cũ thành cái mới, có sự sáng tạo và đột phá hơn họ vẫn có thể thành công. Tuy nhiên, chính vì mọi người nghĩ việc sao chép là bình thường nên các doanh nghiệp startup khó có thể thành công. Vì sự sáng tạo trở nên yếu ớt trước lành sóng sao chép và thị trường đầy cạnh tranh.
3. Dự án khởi nghiệp dễ thu hút vốn đầu tư
Với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, điều kiện cần thiết để phát triển thành công là vốn đầu tư. Tuy nhiên, do đầu tư vào lĩnh vực này có tỷ lệ rủi ro cao nên các doanh nghiệp khởi nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong thu hút vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital).
Các nhà đầu tư e ngại khi rót vốn bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp thường không có sẵn một hình mẫu để so sánh, đánh giá, ước lượng sự thành công. Họ chưa hiểu mô hình sẽ tạo ra lợi nhuận ra sao trong khi dễ gặp rủi ro và có tâm lý không thích là người thử nghiệm đầu tiên.
Cũng bởi sự non trẻ và có nhiều lỗ hổng kiến thức, đặc biệt là kiến thức tài chính. Các chủ doanh nghiệp Startup không thể đưa ra các bằng chứng doanh nghiệp của họ có khả năng tăng trưởng cao. Bởi nguyên tắc đầu tư của ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm luôn đòi hỏi nhiều điều kiện như số liệu doanh thu, lợi nhuận, tài sản bảo đảm…phân tích và dự báo thị trường từ những đơn vị khách quan.
4. Hợp tác dựa trên sự tin tưởng và nói miệng
Quan hệ hợp tác có thể sẽ rất tuyệt vời, nhưng cũng có thể trở thành cơn ác mộng tồi tệ khi bạn chọn sai đối tác. Những người mới khởi nghiệp thường tìm đến những người bạn của mình để trình bày ý tưởng khởi nghiệp và kêu gọi hợp tác. Vì những người bạn này có thể tin tưởng được và bạn thích chơi với họ.
Elon Musk, chủ tịch của công ty công nghệ Tesla từng nói:
“Thích và tin tưởng là những điều chủ quan thuộc về cảm xúc cá nhân”
Một trong những sai lầm lớn nhất, chúng ta hay mắc phải khi ký kết hợp tác với đối tác của mình là không làm rõ các điều khoản. Về vai trò, giới hạn, trách nhiệm, bồi thường, cũng như chiến lược hoàn vốn của các bên bằng văn bản. Thực tế họ chỉ cùng nhau ngồi bàn bạc vì tin tưởng nhau và đi đến quyết định thông qua lời nói.
Sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hợp tác là rất quan trọng, nhưng sự rõ ràng bằng văn bản khi tiến hành hợp tác cũng quan trọng không kém.
Bạn cần tóm tắt sơ lược trách nhiệm và quyền hạn của từng bên khi quyết định hợp tác. Nếu không, có thể bạn sẽ phải làm tất cả mọi việc mà lợi nhuận thu lại được không bao nhiêu. Tệ hơn nữa là công việc làm ăn của bạn sẽ bị đứt gánh giữa đường.
5. Thực hiện một kế hoạch dựa trên sự đo lường ảo
Dù Startup có một chiến lược phát triển kinh doanh bài bản nhưng thiếu các báo cáo phân tích đầy đủ về các yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Các phân tích ấy thường được trình bày qua ma trận SWOT (Strengths – điểm mạnh, Weaknesses – điểm yếu, Opportunities – cơ hội, và Threats – thách thức). Nói nôm na là trước khi ra trận phải “biết mình biết ta”.
100% các Startup không nghiên cứu kỹ về các yếu tố bên ngoài. Họ không hề có một số liệu chính xác về nhu cầu tiêu thụ loại sản phẩm mà Startup đang kinh doanh. Những số liệu đo lường họ có được nhờ những thông tin và số liệu có sẵn trên mạng và những đánh giá cảm tính.
Ví dụ: Một bạn trẻ giỏi về thiết kế, nãy sinh ý tưởng là tự thiết kế và kinh doanh các loại đèn ngủ có hình dáng độc đáo.Và quyết định cùng nhiều bạn bè khác khởi nghiệp vì xem xét các số liệu tìm kiếm được trên mạng như Google Analysis về các từ khóa mà người có nhu cầu mua tìm kiếm và cảm thấy rất có triển vọng.
Nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì Startup này gặp nhiều khó khăn trong khâu quảng cáo và bán hàng. Đi sâu tìm hiểu thì phát hiện ra rằng, mọi người có thói quen đi ngủ sẽ tắt hết đèn. Do đó, không có nhiều nhu cầu mua đèn ngủ kiểu cách.
6. Thiếu kiến thức chéo ngành
Nhược điểm của các Startup Việt thiếu kiến thức và kỹ năng khác ngành. Các nhà sáng lập doanh nghiệp Startup biết về lập trình thì không có khả năng bán hàng, không biết về marketing. Ngược lại, những người biết làm marketing lại chẳng biết gì về lập trình, hay những người giỏi làm nông nghiệp nhưng không biết bán hàng…
Trong khi đó, ở những quốc gia mà startup phát triển mạnh mẽ, như Mỹ chẳng hạn, những người khởi nghiệp đa phần đều có kinh nghiệm làm việc tại các công ty lớn. Môi trường ở các công ty này giúp họ hiểu một công ty vận hành như thế nào. Sau quá trình trải nghiệm thực tế tại công ty đó, những founder Mỹ cũng đã có khá nhiều kỹ năng.
7. Kỳ vọng vào thành công quá sớm
Thực tế có rất nhiều người có ý tưởng khởi nghiệp rất hay ho. Khi Startup của họ có tiến triển ở những bước đầu tiên, họ cảm thấy mọi việc trở nên suông sẽ và lạc quan khi đưa ra những kế hoạch kinh doanh táo bạo hơn, gọi vốn nhiều hơn để tăng độ phát triển. Những kế hoạch này đi kèm với sự kỳ vọng cao và trong đầu họ đã bắt đầu vẽ ra viễn cảnh thành công rực rỡ.
Ví dụ: Một startup về công nghệ định vị bất động sản trên bản đồ Zita.vn. Những nhà sáng lập kỳ vọng vào sự thành công của Zita bởi vì tại Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào làm và người dùng đang có phản hồi tích cực về sự tiện lợi của trang web này. Trong 5 tháng đầu tiên học ký được 2 hợp đồng tương đối lớn so với các đối thủ và tích cực truyền thông trên khắp mặt báo về chiến thắng này. Những nhà sáng lập đang say cảm giác chiến thắng và họ bắt đầu suy diễn những thành công tiếp theo.
Zita.vn chỉ tồn tại trên thị trường được 1 năm. Bởi vì công nghệ của họ trong phải là mới hoàn toàn, mà có sự học hỏi và sao chép tính năng của trang web bất động sản Zillow.com của Mỹ. Họ gặp phải những đối thủ cạnh tranh mạnh hơn, cải tiến ý tưởng của họ nhanh hơn và họ đuối sức vì chi phí doanh nghiệp, chi phí marketing tăng cao mà hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
8. Muốn chiến thắng nhanh
Cứ liên tục thực hiện mà không biết mình đang thực hiện điều gì là một tội ác. Văn hóa khởi nghiệp nhấn mạnh: “phải hoàn thành và hoàn thành thật nhanh”. Vì vậy hiển nhiên khi những người đứng đầu nhóm Kỹ thuật, Bán hàng và Tiếp thị đều tin rằng họ được thuê vì những thứ họ biết làm chứ không phải vì thứ họ có thể học.
Nhiều startup chủ quan không cho dùng thử giải pháp, sản phẩm của mình để xem khách hàng đánh giá thế nào mà đã vội tung ra thị trường. Dễ hiểu khi họ thất bại vì không lắng nghe khách hàng phản hồi và nóng vội.
9. Vừa làm vừa sửa
“Cứ làm đi, sai thì sửa”
Đây chắc là câu của miệng của nhiều người chủ Startup với tinh thần không đầu hàng. Dẫu biết kinh nghiệm có được từ sai lầm và có sai lầm thì mới có thành công. Nhưng vừa làm vừa sửa chứng tỏ doanh nghiệp này thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Có thể trong quá trình phát triển một sản phẩm sẽ có phát sinh sai sót. Nhưng phát sinh quá nhiều sai sót và lặp lại nhiều lần là chuyện không thể bỏ qua.
Các chủ Startup nên dừng lại để nhìn nhận lại vấn đề góc rễ nằm ở đâu, chịu trách nhiệm với sai lầm để tránh phí phạm thời gian và tiêu tốn nhiều tiền bạc.
Nếu bạn là một người trẻ đầy nhiệt huyết và có tinh thần khởi nghiệp. Hãy ghi nhớ những điều trên để thành công hơn khi khởi nghiệp. Nhưng bạn cũng xem xét đến vấn đề tài chính, vì một trong những nguyên nhân các công ty khởi nghiệp chết yểu là thiếu vốn. Nếu bạn chưa tự tin với số vốn mình đang có và cần thời gian tích lũy hơn. Hãy tranh thủ học thêm nhiều kiến thức tài chính, pháp lý và những kỹ năng bán hàng.
Chuẩn bị và học hỏi thêm càng nhiều càng tốt và chắc chắn không thừa đâu. Nhưng làm cách nào để biến số vốn ít ỏi của bạn thành một số tiền lớn để thực hiện ý tưởng khởi nghiệp?
Hãy đăng ký tại đây để nhận ngay Ebook “Công thức 4 bước đầu tư thông minh”. Trong Ebook này bạn sẽ khám phá những kiến thức tài chính thực tiễn vô cùng độc đáo và thực tế có thể áp dụng ngay vào đời sống của bạn.
Với công thức này bạn sẽ biết được 4 bước quan trọng giúp bạn biết cách đặt mục tiêu tài chính, quản lý tiền bạc và đầu tư số tiền vốn ít ỏi. Trong 2 đến 5 năm sau kết quả bạn nhận được là vô cùng giá trị, bạn sẽ đủ sự tự tin để khởi nghiệp với số vốn tự có của mình.
GREENCAP INVESTMENT
HOTLINE 0938.51.63.66
Website: bimatthitruongnghinty.com
Email: info@greencapinvestment.com