Quản lý chi tiêu cá nhân hay “thắt lưng buộc bụng” thời Covid-19. Chắc chắn là ưu tiên hàng đầu của nhiều người.
CÚ SỐC MANG TÊN “HẾT TIỀN” MÙA DỊCH
“Mỗi buổi sáng, tôi đều ăn sáng ở ngoài và ghé mua một ly cafe Highland trước khi đến công ty. Trưa thì ra ngoài ăn cùng đồng nghiệp hoặc đối tác. Tối thì đi tụ tập ăn uống cùng bạn bè, đi xem phim giải trí cùng bạn, có khi là đi một mình”.
Đó là cuộc sống của Dũng, 28 tuổi (chuyên viên cao cấp bộ phận thu mua) hơn 1 năm rưỡi, trước khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam. Từ lương tháng hơn 15 triệu, giờ đây thu nhập 3 tháng nay của Dũng đã giảm chỉ còn 1/3, do công ty ngừng sản xuất.
Những tưởng với số tiền lương ít ỏi này và tiền tiết kiệm có thể sống thoải mái qua mùa dịch.
Nhưng đời không như mơ!
Tiền thuê nhà, tiền trả góp mua xe đã ngốn hết số tiền lương Dũng nhận được. Các khoản chi tiêu ăn uống, sinh hoạt, điện nước,… Dũng phải lấy tiền tiết kiệm để chi trả. Ngoài ra, mỗi tháng Dũng còn phải gửi ít tiền về cho ba mẹ ở quê.
“Sốc” là từ Dũng mô tả mình ngay lúc này.
Dũng cảm thấy rơi vào trạng thái lo lắng mỗi ngày, đau đầu khi phải cân đo đông đếm chi tiêu số tiền còn lại của mình. Cảm thấy tiếc vì trước đây tiêu xài quá phung phí. Anh không nghĩ đến phải tiết kiệm tiền mỗi ngày để phòng rủi ro.
ƯU TIÊN CẮT GIẢM ĐỂ TIẾT KIỆM TIỀN MỖI NGÀY
Ngọc, 26 tuổi (chuyên viên kỹ thuật Spa tại Quận 5) cho biết dù dịch kéo dài nhưng cô không quá chật vật sống. Cô nói rằng mình không phải kiểu người tiết kiệm. Cô còn là tín đồ thời trang, do đó tiền kiếm được chi tiêu cho quần áo rất nhiều.
Nhưng từ khi Spa của cô buộc ngưng hoạt động lần thứ 2 và chưa biết khi nào thì ngành Spa mới được hoạt động trở lại. Cô đã phải học quản lý chi tiêu cá nhân chặt chẽ hơn.
Bởi tiền tiết kiệm thì có hạn, nên ưu tiên lúc này là phải cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm.
Trước đây đi siêu thị thấy món đồ nào hay hay, bắt mắt thì cô tiện tay cho vào giỏ. Thì giờ cô lập hẳn một danh sách những thứ cần mua trước khi đi siêu thị.
Cô cho biết mình đã kiểm soát được số tiền chi tiêu mỗi tháng. Nhờ thường xuyên ghi lại các khoản chi bằng phần mền quản lý chi tiêu.
Cô sẽ tiếp tục giữ thói quen ghi lại các khoản thu chi khi cuộc sống bình thường trở lại. Vì chỉ có ghi chép lại mới biết mình đã chi cho việc gì, tiền của mình đã đi đâu.
Cô cũng đã lập một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân mà theo cô là chưa chuyên nghiệp lắm. Nhưng nó cho cô thấy mục tiêu rõ ràng để phấn đấu chứ không còn mù mờ nhưng trước đây.
“CẢM XÚC” KẺ THÙ CỦA QUẢN LÝ CHI TIÊU CÁ NHÂN
Cuộc sống trong lúc giãn cách của bạn giống trường hợp nào trong 2 trường hợp trên? Tôi mong là bạn không đau đầu về chuyện tiền bạc giống Dũng.
Việc của chúng ta bây giờ là hướng đến tương lại, đến cuộc sống bình thường mới tốt đẹp hơn. Bạn cần phải học cách quản lý chi tiêu cá nhân càng sớm càng tốt.
Nó không khó gì cả!
Vì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các công thức, phương pháp để quản lý chi tiêu, quản lý tài chính cá nhân chỉ bằng cách gõ phím trên Google.
Xem thêm: Quản lý chi tiêu hợp lý giúp bạn vượt qua đại dịch
Nói nó dễ cũng không dễ tí nào!
Vì để thực hành tốt việc quản lý chi tiêu cá nhân điều đầu tiên bạn cần làm được là kiểm soát được…
“CẢM XÚC”
Nghĩa là bạn phải bỏ qua những sở thích không cần thiết của mình. Bởi khi ra quyết định mua sắm, chúng ta rất dễ bị yếu tố tâm lý, cảm xúc chi phối.
Chắc chắn bạn từng mua một hay nhiều món đồ hợp “gu” nhưng không mấy khi dùng đến. Trong khi những món đồ thực sự cần thiết lại bị gác lại mua sau.
Hãy nhớ rằng:
“Cảm xúc kẻ thù của quản lý chi tiêu cá nhân,
Cảm xúc là bức tường ngăn cản bạn đến tới sự giàu có”.
TRUY VẤN TRƯỚC KHI RA QUYẾT ĐỊNH CHI TIÊU CÁ NHÂN
Để tập kiềm chế cảm xúc trong mua sắm và tránh nhanh rỗng túi. Hãy hít thở sâu và tự trả lời những câu hỏi sau trước ra quyết định.
- Mình còn bao nhiêu tiền?
- Số tiền để mua món đồ này chiếm bao nhiêu trong khoản dành cho chi tiêu?
- Món đồ này là thiết yếu hay không thiết yếu?
- Mình có thường xuyên dùng đến nó hay không?
- Mình đã chọn được mức giá gần như tốt nhất chưa?
- Mình sẽ tốn bao nhiêu thời gian để có lại số tiền bỏ ra mua món đồ này?
Cách thức truy vấn bản thân với 6 câu hỏi cơ bản này giúp bạn tránh đưa ra quyết định sai lầm và không phải hối hận về sau. Cách truy vấn này giúp bạn đặt mục tiêu tài chính và quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
SIẾT QUẢN LÝ CHI TIÊU CÁ NHÂN BẮT ĐẦU TỪ THAY ĐỔI THÓI QUEN
Ngọc đã vượt qua khó khăn trong mùa dịch như thế nào?
Đơn giản là cô ấy đã không ngừng học hỏi và thực hành cách quản lý chi tiêu cá nhân. Bắt đầu từ thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen chi tiêu để thích ứng với hoàn cảnh.
Mục tiêu là cắt giảm chi phí sinh hoạt và tiết kiệm nhiều hơn. Dưới đây là những thói quen bạn cần thay đổi để đạt mục tiêu:
- Ghi chép lại khoản thu nhập và chi tiêu hằng tháng.
- Liệt kê các món đồ cần mua trước khi mua và rà soát xem món đồ nào là thiết yếu, cắt giảm những món đồ không thiết yếu.
- Giảm tần xuất đi chợ, đi siêu thị hằng ngày sang mua sắm online. Cho món đồ vào giỏ hàng online để bạn có thể cân nhắc lại.
- Giảm sử dụng tiền giấy chuyển sang thanh toán bằng thẻ, ứng dụng thanh toán của ngân hàng, ví điện tử. Bằng cách này bạn sẽ không quên mình đã chi tiền cho việc gì.
- Lên kế hoạch quản lý chi tiêu cá nhân, lập ngân sách dự phòng rủi ro tài chính hằng tháng.
- Sử dụng thẻ tín dụng để mua trả góp với lãi suất 0% dành cho những món đồ cần dùng nhiều tiền. Hoặc dùng thẻ tín dụng được miễn lãi trong 40 ngày, nhưng cần kiểm soát để tránh cà thẻ quá mức có thể chi trả nợ tín dụng.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt sang lối sống xanh để tiết kiệm tối đa chi phí điện, nước, cáp net,…
Tùy vào tình hình tài chính của mỗi người mà thay đổi cách thức chi tiêu dùng hợp lý. Hãy hiểu rằng tiêu dùng hợp lý không có nghĩa là “ky bo”. Khoản nào phải chi thì sắp xếp để tiết giảm, khoản nào thuộc về hưởng thụ nên cắt giảm mạnh để có tiền dự phòng.
LỘ TRÌNH 7 BƯỚC QUẢN LÝ CHI TIÊU CÁ NHÂN
Quản lý chi tiêu cá nhân là việc không khó như nhiều người tưởng tượng. Chỉ cần nghiêm túc thực hiện theo lộ trình 7 bước dưới đây:
Bước 1: Hiểu tình hình tài chính hiện tại của bạn
Trước khi có thể bắt đầu quản lý tài chính của mình tốt hơn, bạn cần biết mình có bao nhiêu tiền. Bạn có đang nợ tín dụng hay nợ tiêu dùng không? Còn bao lâu nữa thì bạn trả hết nợ?
Nếu cần, hãy lưu lại biên lai trong một tháng để xác định số tiền được chi tiêu vào đâu ngoài các hóa đơn chính như tiền thuê nhà, tiền điện nước và các khoản thanh toán nợ.
Bước 2: Liệt kê và lên ngân sách cho chi tiêu chung
Liệt kê các chi phí định kỳ và những khoản chi tiêu đột xuất thành những mục riêng biệt. Tốt nhất bạn nên áp dụng quy tắc 6 chiếc hũ hoặc quy tắc 50-30-20 để phân chia các khoản phải chi và để dành cho tiết kiệm.
Ví dụ: tiền thuê nhà, tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe… là chi phí định kỳ; trong khi đó tiền thuốc chữa bệnh, tiền sửa xe… là chi tiêu đột xuất, tiền mua đồ ăn, nước uống, đồ dùng sinh hoạt như xà phòng, dầu ăn,… được liệt vào chi phí tiêu dùng thiết yếu.
Bước 3: Cắt giảm bớt chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu để tiết kiệm nhiều hơn
Xác định những khoản chi nào thực sự cần thiết và những khoản chi nào quá xa xỉ cần phải được cắt giảm.
Tìm hiểu kỹ các sản phẩm, nhà cung cấp dịch vụ trước khi mua sắm để tối ưu giá nhất. Sử dụng các phiếu giảm giá hoặc mua sắm vào thời điểm đang có chương trình ưu đãi.
Bước 4: Xác định những điều bạn cần và muốn trong tương lai
Việc xác định mục tiêu tương lai giúp bạn có nhiều động lực để thực hiện quản lý chi tiêu. Hãy lựa chọn một mục tiêu duy nhất vào mỗi thời điểm để không tự gây áp lực quá lớn cho bản thân.
Một số mục tiêu bạn có thể cân nhắc bao gồm: mua sắm nội thất, mua xe hơi, học cao học, lập gia đình, có con, xây sửa nhà, đi du lịch, nghỉ hưu sớm,…
Bước 5: Lựa chọn những mục tiêu giúp bạn hiện thực hóa kế hoạch của mình
Bạn không nhất thiết phải tiết kiệm để tích lũy đủ số tiền để đạt được hết mục tiêu của mình ngay lập tức. Hãy cân nhắc xem nên ưu tiên cho mục tiêu nào trước.
Ví dụ: bạn có dự định lập gia đình thì cần ít nhất bao nhiêu tiền để tổ chức đám cưới? Cần bao lâu để có số tiền cho đám cưới? Hoặc bạn muốn có căn nhà riêng, một chiếc xe hơi để tiện đi lại. Vậy việc mua nhà cần được ưu tiên trước hay ưu tiên mua xe hơi hơn.
Nếu bạn cần một số tiền đáng kể cho kế hoạch của mình. Hãy chia ra thành từng mục tiêu tiết kiệm nhỏ. Bằng cách tích lũy từng khoản tiền nhỏ, dần dần bạn sẽ có một khoản tiền to. Nhưng để đặt được mục tiêu bạn cần trao dồi kiến thức tài chính và một chiến lược đúng đắn.
Bước 6: Lập ngân sách dự phòng rủi ro
Với lối suy nghĩ “tuỳ cơ ứng biến” hoặc “đến đâu hay đến đó”. Hầu hết chúng ta đều bỏ qua khâu chuẩn bị sẵn các khoản ngân sách dự phòng cho những tình huống phát sinh khẩn cấp.
Thực tế là khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhiều người đã bị thất nghiệp hoặc bị lây nhiễm bệnh lại không có tiền dự phòng. Điều này dẫn đến việc gây áp lực tài chính lên bản thân và cả gia đình.
Theo lời khuyên của các chuyên gia tài chính chuyên nghiệp, mỗi người nên có một quỹ dự phòng bằng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt, được cất riêng trong một tài khoản tiết kiệm ngắn hạn mà khi cần có thể rút ra ngay.
Bước 7: Lập một ngân sách để đặt mục tiêu tài chính cá nhân
Trích một khoản bằng 10% thu nhập hằng tháng của bạn cho mục tiêu tài chính cá nhân, ví dụ như mua nhà hoặc đầu tư tài chính, giáo dục,…
Xem thêm: Biến giấc mơ mua nhà thành hiện thực, ai cũng làm được
Mở một tài khoản tiết kiệm riêng cho việc thực hiện mục tiêu đó. Và cài đặt lệnh chuyển tiền tự động mỗi tháng để tránh tiêu xài vào khoản tiền này.
Bạn cũng nên tham khảo trước lãi suất tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng theo kỳ để tối ưu tiền lãi. Ví dụ gửi 1 tháng, 3 tháng, 5 tháng,…
Bạn cũng có thể cân nhắc gửi tiết kiệm thông qua công ty quản lý tài chính hoặc gửi vào quỹ đầu tư lấy lãi định kỳ. Thông thường lãi từ các sản phẩm tài chính của quỹ đầu tư, công ty quản lý tài chính sẽ cao lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO QUẢN LÝ CHI TIÊU CÁ NHÂN
Dịch bệnh và giãn cách đã thay đổi thói quen sinh hoạt sang các hoạt động online. Vậy nên ứng dụng công nghệ vào quản lý tài chính cá nhân cũng hết sức cần thiết và rất tiện lợi.
Phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân giúp bạn duy trì thói quen ghi chép khoản thu chi hằng ngày, hằng tháng. Vào mỗi cuối tháng phần mền sẽ trích xuất báo cáo thu chi trong tháng qua.
Báo cáo này sẽ giúp bạn nhân ra bạn có làm theo kế hoạch chi tiêu đã đặt ra hay không. Bạn cần điều chỉnh lại kế hoạch quản lý chi tiêu vào tháng sau như thế nào. Cho bạn biết bạn còn cách mục tiêu tài chính của mình bao xa.
Một số ứng dụng/ phần mền quản lý chi tiêu cá nhân bạn có thể tham khảo:
Ứng dụng Money Lover
- Tự động nhắc nhở bạn phải nhập chi tiêu của ngày bằng cách thiết lập thời gian. Giúp bạn không quên việc thống kê lại chi tiêu của ngày hôm đó.
- Cung cấp tính năng sổ ghi nợ giúp bạn thống kê lại các khoản tiền ai nợ bạn và bạn nợ ai.
- Có tính năng chuyển đổi ngoại tệ, khi bạn chi tiêu ở nước ngoài khi đi du lịch.
- Money Lover có tính năng quét hoá đơn chi tiêu, dành cho những ai lười nhập liệu từng khoản chi.
- Liên kết với 25 ngân hàng tại Việt Nam để thống kê số dư tài khoản ngân hàng. Bạn cân nhắc kỹ khi dùng tính năng này để tránh lộ thông tin tài khoản ngân hàng.
Ứng dụng Misa
- Misa là ứng dụng sổ thu chi dùng để quản lý thu chi cá nhân. Được thiết kế trực quan với giao diện tiếng Việt, cá nhân hoá rất mạnh dành cho những khoản chi tiêu đặc thù của người Việt Nam.
- Tạo báo cáo số tiền chi tiêu tháng giúp bạn có cái nhìn khoa học hơn.
- Giúp bạn lên kế hoạch tiết kiệm cho tương lại bằng các mục tiêu.
- Cung cấp tính năng thiết lập hạn mức chi tiêu đối với từng danh mục. Giúp bạn kiểm soát được các khoản chi quá tráng.
Ứng dụng Spendee
- Spendee tập trung vào sự đơn giản, giao diện thu chi đơn giản, đồ thị đẹp mắt và trải nghiệm người dùng xuất sắc.
- Nhập liệu các khoản chi tiêu cá nhân, các khoản chi tiêu của gia đình.
- Đặt mục tiêu cho các khoản chi tiêu, lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
- Chia sẻ ví với gia đình để các thành viên trong gia đình có thể nhập thủ công. Từ đó có thể thống kê được các khoản chi tiêu của từng người. Hiệu quả với các gia đình có đông thành viên.
Ngoài ra còn có nhiều ứng dụng quản lý chi tiêu khác như Mint, Pocket Guard, Money Mate, Fast Budget,…
Với thủ thuật truy vấn trước khi quyết định chi tiêu và lộ trình 7 bước quản lý chi tiêu cá nhân. Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều cách quản lý tài chính khác qua sách, báo chí, bạn bè,…Hãy áp dụng chúng sao cho phù hợp với bản thân với một thái độ chủ động.
Xem thêm: Muốn quản lý tiền tốt hơn, đây là cuốn sách mà chuyên gia Brian Tracy khuyên đọc
Greencap Investment hy vọng bạn sớm áp dụng và thành công quản lý chi tiêu cá nhân của mình.