Khi nói đến việc phân tích tiền tệ ở cấp độ cơ bản, nhiều nhà giao dịch cảm thấy bị choáng ngợp bởi các yếu tố tác động đến tỉ giá hối đoái. Điều này có thể dẫn đến mất phương hướng phân tích, nó tạo ra tổn thất trong giao dịch và bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt trên thị trường. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn một số yếu tố quan trọng và các chỉ số kinh tế trong giao dịch, đó là một trong những điều cần lưu ý trong thị trường Forex.
Các chỉ số kinh tế là gì?
Đầu tiên, chúng ta hãy bắt đầu giải thích các chỉ số kinh tế. Chỉ số kinh tế là các biện pháp thống kê cung cấp thông tin giá trị về hoạt động kinh tế của một quốc gia. Chúng rất quan trọng đối với các nhà giao dịch ngoại hối khi họ đưa ra những quyết định về xu hướng và hiệu quả kinh tế ở một quốc gia, điều này tác động trực tiếp đến giá trị đồng tiền của quốc gia đó.
Chỉ số kinh tế có thể được nhóm lại theo một chu kỳ kinh tế. Chu kỳ kinh tế là một biến động tuần hoàn trong nền kinh tế của một quốc gia, do sự phát triển thường xuyên và suy thoái trong hoạt động kinh tế của đất nước đó. Bằng cách này, các chỉ số kinh tế được phân loại thành ba nhóm chính như sau :
- Các chỉ số kinh tế dẫn dắt : Chúng dự đoán những thay đổi của hoạt động kinh tế trong tương lai
- Các chỉ số kinh tế tổng hợp: Chúng phản ánh tình trạng kinh tế hiện tại bởi vì các chỉ số này thay đổi song song với sự thay đổi của nền kinh tế.
- Các chỉ số kinh tế trễ : Đây là những chỉ số có độ trễ so với tốc độ phát triển của nền kinh tế và thường được sử dụng để xác nhận độ chính xác của chỉ số kinh tế dẫn dắt và chỉ số kinh tế tổng hợp.
Ngoài các yếu tố được đề cập trong bài viết này, bạn nên bắt đầu theo dõi các lịch trình kinh tế trong thị trường ngoại hối và xác định các bản tin quan trọng được lên lịch trong những ngày tới. Bằng cách này, bạn sẽ có sự chuẩn bị trước cho những tin tức quan trọng.
1. Tỷ lệ lạm phát
Đây là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng nhất đối với các nhà giao dịch. Các cặp tiền tệ luôn có sự biến động mạnh trong thời điểm tin tức về lạm phát được phát hành. Tỷ lệ lạm phát là sự đo lường về thay đổi giá cả về hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian.
Nhiều ngân hàng trung ương, như Cục Dụ trữ Liên bang, thường có mục tiêu về tỷ lệ lạm phát mà họ cần theo dõi. Nếu tỉ lệ lạm phát quá cao hoặc quá thấp, các ngân hàng trung ương cần phải điều chỉnh lại để ổn định nền kinh tế. Một lượng nhỏ lạm phát sẽ được coi là tốt cho nền kinh tế.
Nhưng nếu lạm phát quá cao hoặc giảm phát ( giảm giá các hàng hóa và dịch vụ) thì sẽ là một cơn ác mộng đối với các nhà hoạch định chính sách, vì những động thái này có thể dễ dàng dẫn đến sự suy giảm các hoạt động của nền kinh tế.
Trong khi áp lực lạm phát có thể được theo dõi thông qua việc giảm giá ngầm được công bố trong bản báo cáo tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nhiều nhà giao dịch thường xuyên theo dõi các bản báo cáo tài chính được phát hành hàng tháng, như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số sản xuất (PPI). Các báo cáo này được sản xuất bởi Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ vào khoảng giữa tháng (đối với dữ liệu của tháng trước) lúc 8:30 theo giờ của ET.
Các nhà giao dịch có thể cố gắng dự đoán số liệu lạm phát bằng cách làm theo sự thay đổi của giá cả hàng hóa và nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất, chẳng hạn như nhôm, khí đốt hoặc dầu thô. Điều này được gọi là lạm phát chi phí đẩy, trong đó tăng giá đầu vào sản xuất dẫn đến tăng giá của các thành phẩm sau cùng.
2. Lãi Suất
Lãi suất được xem là một trong những chỉ số quan trọng nhất ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối. Trong thực tế, các nhà kinh tế học đã cố gắng xây dựng một mô hình định giá tiền tệ dài hạn dựa trên lãi suất chênh lệch giữa các quốc gia, và đã nhận thấy được sự khác biệc về lãi suất tương đương với sự thay đổi dự kiến trong tỷ giá hối đoái giao ngay (gọi là hiệu ứng International Fisher).
Nếu không đào sâu vào lý thuyết, các nhà giao dịch cần biết rằng việc tăng lãi suất dự đoán của các ngân hàng trung ương thường khiến đồng tiền tăng giá, trong khi lãi suất dự kiến giảm thường khiến đồng tiền mất giá. Dòng tiền trên toàn cầu luôn tìm kiếm các khoản đầu tư sinh lãi cao nhất và nó chảy từ nước có tỷ lệ thấp hơn sang các nước có lãi suất cao hơn, điều này làm tăng nhu cầu đối với các loại tiền tệ có lợi tức cao hơn và được đánh giá cao hơn.
Các quốc gia cũng thay đổi lãi suất của họ để thúc đẩy hoạt động kinh tế (bằng cách hạ lãi suất), hoặc để hạ nhiệt nền kinh tế đang nóng (bằng cách tăng lãi suất). Bằng cách tuân theo các điều kiện kinh tế ở một quốc gia, các nhà giao dịch có thể dự đoán được những thay đổi về lãi suất và lợi nhuận trên chúng. Tuy nhiên, lưu ý rằng đây thường là chiến lược giao dịch dài hạn.
3. Tài Khoản Vãng Lai Và Số Dư Thanh Toán
Cán cân thanh toán sẽ theo dõi các giao dịch quốc tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian, có tính đến cả khu vực công và tư nhân. Số dư thanh toán được chia thành 3 loại chính: tài khoản hiện tại, tài khoản chính và tài khoản vốn.
Tài khoản vãng lai, như một phần BOP-Cán cân thanh toán của quốc gia đó, nó sẽ đo lường luồng hàng hóa và dịch vụ đưa vào một quốc gia. Thâm hụt tài khoản vãng lai xảy ra khi một quốc gia nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, trong khi thặng dư tài khoản vãng lai sẽ hình thành một quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.
Các nhà giao dịch thường sử dụng số liệu tài khoản hiện tại để xác định một đồng tiền sẽ tăng hoặc giảm. Về cơ bản, một nước đang nhập siêu sẽ cần phải bán đồng nội tệ của mình để trả tiền cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, làm tăng nguồn cung nội tệ và gây áp lực giảm giá. Mặt khác, một quốc gia xuất siêu sẽ có nhu cầu về nội tệ, điều này sẽ làm áp lực tăng lên khi các nước khác trả tiền hàng hóa và dịch vụ của nước đó . Tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la Mỹ và đồng yên Nhật Bản sẽ là minh họa cho khái niệm này, như Nhật Bản trong lịch sử đã có thặng dư thương mại cực cao với Hoa Kỳ.
Như biểu đồ cho thấy đồng tiền Yên Nhật có xu hướng tăng giá so với đô la Mỹ với sự gia tăng thặng dư tài khoản vãng lai. Số dư thanh toán đươc phát hàng quý cho hầu hết các quốc gia và các nhà giao dịch theo dõi chặt chẽ các báo cáo này.
4. Điều khoản thương mại
Ngoài cán cân thương mại của một quốc gia, các điều khoản thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của tiền tệ. Các điều khoản thương mại sẽ cho thấy mối quan hệ giữa giá xuất khẩu và nhập khẩu của một đất nước, điều này có thể đưa ra một dấu hiệu sớm về sự tăng hay giảm giá của một đồng tiền quốc gia.
Về cơ bản, sự gia tăng giá xuất khẩu làm cho các điều khoản thương mại cải thiện, mà cuối cùng có thể dẫn đến thặng dư thương mại tích cực. Tương tự, việc tăng giá nhập khẩu có thể có tác động tiêu cực đến cán cân thương mại của một quốc gia, hoặc thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến các điều khoản thương mại . Như được đề cập trong phần cân bằng thương mại của bài viết này, những thay đổi trong cán cân thương mại sẽ dẫn đến những thay đổi về tỷ giá hối đoái để khôi phục lại sự cân bằng thanh toán.
Các điều khoản thương mại đặc biệt quan trọng đối với các nước sản xuất hàng hóa lớn. Ví dụ, các nước trong vùng Vịnh, Canada và Nga là những nước xuất khẩu dầu lớn và sự gia tăng giá dầu sẽ dẫn đến những thay đổi tích cực về mặt thương mại và thặng dư thương mại của họ. Cuối cùng, điều này sẽ dẫn đến sự tăng giá đồng tiền của quốc gia đó.
5. Sự ổn định chính trị và tình hình kinh tế
Như các nhà giao dịch chứng khoán phân tích về hiệu quả quản lý của một công ty và CEO của công ty đó, các nhà giao dịch ngoại hối quan tâm đến sự ổn định chính trị và tình hình kinh tế của quốc gia. Khi các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi các quốc gia hay một khu vực không ổn định về chính trị, sự rối loạn chính trị sẽ tác động lớn đến tỷ giá của các đồng tiền. Ví dụ, cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp có tác động bất lợi đến giá trị của đồng euro, và gần đây hơn, một làn sóng các chiến dịch chống EU ở châu Âu đã dẫn đến sự mất giá của đồng Euro so với tất cả các đồng tiền chính. Những ví dụ này và các ví dụ tương tự khác là bằng chứng cho thấy các nhà giao dịch cần phải nhận thức được tình hình chính trị ở một quốc gia, và sẵn sàng chờ đợi thị trường cho đến khi thoát khỏi dấu hiệu bất ổn chính trị đầu tiên.
6. Đầu cơ
Việc đầu cơ vào bất kỳ thị trường tài chính nào là một hình thức giao dịch với kỳ vọng kiếm tiền khủng, kèm theo nguy cơ mất mát to lớn. Là thị trường tài chính lớn nhất trên thế giới, thị trường ngoại hối đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu cơ. Với đòn bẩy cao có sẵn trong Forex, các nhà đầu cơ có thể tạo ra lợi nhuận khổng lồ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Mặc dù thuật ngữ đầu cơ đôi khi được coi là có ý nghĩa tiêu cực, nhưng sự thật là chúng bổ sung rất nhiều vào tính thanh khoản tổng thể của thị trường và thu hẹp sự chênh lệch giá. Mặt khác, đầu cơ cũng có thể làm tăng sự biến động của tỷ giá hối đoái và tác động tiêu cực đến các quốc gia có dự trữ ngoại hối hạn chế, đặc biệt là trong trường hợp các lệnh đầu cơ lớn.
Các nhà giao dịch ngoại hối quy mô nhỏ chiếm khoảng 5% tổng khối lượng hàng ngày, và phần lớn trong số họ suy đoán về sự gia tăng và giảm các loại tiền tệ thông qua giao dịch trong ngày. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có qui mô lớn cũng sử dụng các lệnh đầu cơ để thu lợi nhuận, nhưng họ làm như vậy trong một khoảng thời gian lớn hơn và dựa trên các nguyên tắc cơ bản, như những điều vừa được nói đến.
TỔNG KẾT
Các yếu tố trên có tác động mạnh đến thị trường ngoại hối, và các nhà giao dịch có thể cố gắng dự đoán hầu hết các tin tức đó để tìm cách vào lệnh thị trường. Một số cách hiệu quả nhất để có được lợi thế trong giao dịch là thông qua phân tích tình hình lạm phát, theo dõi các thay đổi về mặt thương mại, chú ý đến tình hình chính trị ở một quốc gia hoặc cân nhắc các lệnh đầu cơ lớn từ các tổ chức đầu tư cá mập.